Panama, Đan Mạch phản ứng mạnh trước phát biểu của ông Trump
Trong bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ vào tối 4/3 (theo giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, chính phủ Mỹ sẽ "lấy lại" kênh đào Panama và "chúng tôi đã bắt đầu làm như vậy". Ông cũng nói rằng, Mỹ “sẽ có được Greenland dù thế nào đi nữa”.

Tổng thống Panama Mulino nói rằng, chính phủ Panama và toàn thể người dân Panama "kiên quyết bác bỏ những tuyên bố của ông Trump, coi đây là một sự sỉ nhục đối với sự thật và phẩm giá quốc gia. Kênh đào này thuộc về Panama và sẽ luôn thuộc về Panama".
Ông Mulino cũng cho biết, trong các cuộc hội đàm trước đây với Ngoại trưởng Mỹ Rubio và các quan chức Mỹ khác đang đến thăm, vấn đề “thu hồi kênh đào” chưa bao giờ được đề cập.
Trong cuộc phỏng vấn với truyền thông Đan Mạch vào ngày 5/3, Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch Poulsen đã nói về tuyên bố mới nhất của ông Trump về Greenland, nhấn mạnh rằng “Mỹ không thể và sẽ không bao giờ có quyền quyết định và mua lại phần này của Vương quốc Đan Mạch”.
Lãnh đạo Greenland, ông Mutt Egede cùng ngày cho biết, Greenland “không phải để bán và không thể bị lấy đi”.
Sau khi nhậm chức Tổng thống Mỹ vào đầu năm nay, ông Trump liên tục tuyên bố muốn chiếm Greenland và “lấy lại” kênh đào Panama, đồng thời tuyên bố sẽ không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực. Động thái này làm dấy lên sự phản đối mạnh mẽ từ Đan Mạch và Panama.


Giới chức Israel cho biết, nước này không loại trừ khả năng tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran trong những tháng tới, mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây lưu ý với Thủ tướng Israel Netanyahu rằng, Mỹ hiện không muốn ủng hộ động thái như vậy.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Nga sẽ tạm dừng giao tranh với Ukraine trong dịp lễ Phục sinh, dự kiến bắt đầu từ 18 giờ ngày 19/4 đến nửa đêm ngày 21/4 (giờ Moscow).
Sau khi giải phóng khu định cư Oleshnya, quân đội Nga chỉ còn phải đánh bật lực lượng Ukraine khỏi khu định cư Gornal để hoàn tất việc giành quyền kiểm soát toàn bộ vùng Kursk.
Chính phủ Ukraine ngày 18/4 đã công bố bản ghi nhớ về ý định hoàn tất một thỏa thuận chính thức, trao cho Mỹ quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên của quốc gia này.
Theo các số liệu tổng hợp mới nhất, vụ Mỹ không kích cảng nhiên liệu Ras Isa do lực lượng Houthi kiểm soát ở miền Tây Yemen đã khiến 80 người thiệt mạng và hơn 170 người bị thương.
Nhật Bản sẽ tiếp tục đàm phán với Mỹ để giải quyết các vấn đề về thuế quan trong tháng 4/2025 - Bộ trưởng Phục hồi kinh tế Nhật Bản, ông Akazawa Ryosei cho biết.
0