Ông Trump áp thuế đối ứng: Mỹ giã từ thương mại tự do
Thuế quan bảo hộ thương mại vốn là công cụ cầm quyền mà ông Trump rất ưa thích sử dụng làm vũ khí công hiệu thần diệu từ thời nhiệm kỳ tổng thống Mỹ đầu tiên của mình. Hiện tại, công cụ đó được ông Trump sử dụng để kiến tạo nên và vận hành cuộc chơi sức mạnh và uy lực, ảnh hưởng và ưu thế với thế giới bên ngoài nước Mỹ mà luật chơi do Mỹ xác lập và tuỳ hứng thay đổi.
Trong cuộc chơi này, rủi ro phản tác dụng và lợi bất cập hại cho nước Mỹ không quan trọng gì đối với ông Trump, tác động trước mắt quyết định chứ không phải hiệu ứng về lâu dài. Kinh tế và thương mại thế giới bị tác động tiêu cực, các đối tác kinh tế và thương mại của Mỹ bị ảnh hưởng tiêu cực và rồi chính nước Mỹ của ông Trump cũng không thể tránh khỏi phải trả giá rất đắt về chính trị và xã hội, kinh tế và thương mại - như đã dần lộ rõ ở nhiệm kỳ tổng thống Mỹ trước đấy của ông Trump.
Các đối tác kinh tế và thương mại của Mỹ bị ông Trump khiêu chiến thuế quan bảo hộ sẽ có những đối sách khác nhau để bảo vệ lợi ích, để trả đũa ông Trump, để hoá giải mối bất hoà này với Mỹ hoặc để chịu nhượng bộ Mỹ.
Điều đầu tiên không thể không nhận thấy từ cú đòn thuế quan bảo hộ thương mại mới của ông Trump là nước Mỹ chính thức giã từ thương mại tự do trong thế giới toàn cầu hoá. Cách đây hơn 100 năm, nước Mỹ đi đầu thế giới về thương mại tự do, giàu có và hùng mạnh lên từ thương mại tự do. Hiện tại, ông Trump không những chỉ tuyên chiến với thương mại tự do mà còn tự cách biệt nước Mỹ với phần còn lại của thế giới vẫn luôn chủ trương thúc đẩy thương mại tự do. Do đó, để ứng phó với đòn thuế quan, các đối tác không thể dùng nguyên lý và nguyên tắc, lợi ích và tính ưu việt của thương mại tự do trong thế giới toàn cầu hoá để thuyết phục hay thoả hiệp với ông Trump mà chỉ có thể tìm cách dung hoà lợi ích giữa hai bên trong khuôn khổ quan hệ hợp tác song phương.
Có thể thấy, từ việc ông Trump đưa ra những số liệu được xác định theo cách tính riêng của phía Mỹ ẩn ý là những mức thuế quan bảo hộ thương mại đã được đưa ra áp đặt cho các đối tác không phải là quyết định cuối cùng, càng không phải bất di bất dịch, mà đều có thể được thay đổi, thậm chí cả biến mất, nếu các đối tác kinh tế và thương mại của Mỹ chủ động tìm cách thương thảo trực tiếp với Mỹ và chấp nhận có những nhượng bộ nhất định, có những đáp ứng yêu cầu đòi hỏi nhất định của phía Mỹ.


Tàu vũ trụ Soyuz MS-26 của Nga chở theo hai phi hành gia người Nga và một phi hành gia người Mỹ đã hạ cánh an toàn.
Bộ trưởng Tư pháp Thái Lan cho biết đã bắt giữ 4 nghi phạm thuộc công ty xây dựng chịu trách nhiệm thi công tòa nhà chọc trời bị sập ở Bangkok trong trận động đất hôm 28/3.
Israel đang xem xét khả năng tiến hành một “cuộc tấn công có giới hạn” nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, bất chấp việc Washington từ chối ủng hộ hành động quân sự này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.
Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.
0