Ông Putin tái khẳng định Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine
Theo Tổng thống Putin, Nga không chỉ sẵn sàng đàm phán mà còn đã tổ chức các cuộc đàm phán như vậy tại một thời điểm nhất định, cụ thể là ngay từ đầu cuộc xung đột. Những cuộc đàm phán thậm chí còn dẫn đến một hiệp ước có thể chấp nhận được, song cuối cùng Kiev lại từ chối thỏa thuận này theo lời khuyên của phương Tây.
Tổng thống Putin nhiều lần khẳng định Nga sẵn sàng đàm phán để giải quyết xung đột Ukraine, trong khi Kiev bác bỏ bất kỳ tiến trình hòa bình nào theo chỉ đạo của phương Tây. Nga và Ukraine đã gặp nhau tại Belarus vào đầu tháng 3/2022 để tiến hành cuộc đàm phán đầu tiên, sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, các cuộc đàm phán không mang lại kết quả rõ ràng.
Các cuộc đàm phán ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) giữa phái đoàn Nga và Ukraine vào tháng 3/2022 đã đưa ra một dự thảo hòa bình. Theo thỏa thuận ngừng bắn được đề xuất, Ukraine sẽ từ bỏ mục tiêu gia nhập NATO, duy trì vị thế trung lập và chấp nhận giới hạn lực lượng vũ trang của mình để đổi lấy sự đảm bảo an ninh quốc tế, bao gồm cả từ Nga.


Đáp lại đề xuất ngừng bắn của phía Nga, Tổng thống Ukraine Zelensky tỏ ý sẵn sàng gia hạn lệnh ngừng bắn sau thời hạn này.
Từ một người làm nông tay ngang, chị Sophy Musabeni đã trở thành một trong những nữ nông dân tiêu biểu của đất nước, nổi bật với mô hình sản xuất rau củ đạt nhiều giải thưởng uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp.
Giải chạy bán marathon lần đầu tiên giữa robot và con người đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 19/4.
Nằm trong chính sách thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Nhật Bản và Hàn Quốc thuộc các đối tác thương mại của Mỹ chịu thuế đối ứng cao hơn mức cơ sở 10%. Cùng với nhiều quốc gia khác, hai quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á này đang xem xét các biện pháp phù hợp để ứng phó với các đòn thuế quan của ông Trump.
Quân đội Nga vừa hạ thêm ba bệ phóng MLRS M142 HIMARS được trang bị tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ cung cấp cho Ukraine bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M.
Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết việc nước này chậm chuyển giao tên lửa ATACMS tầm xa cho Ukraine trong giai đoạn năm 2022 - 2023 không phải do lo ngại xung đột leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn cầu, mà là vì tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng loại khí tài này trong kho vũ khí của Mỹ.
0