Ô tô chở học sinh sẽ có tiêu chuẩn kỹ thuật riêng
Bên cạnh các điểm quy định về ô tô chở khách, Bộ GTVT cũng đưa vào dự thảo về quy định xe ô tô chở học sinh, cụ thể:
Ô tô chở học sinh là ô tô chở người chuyên dùng được thiết kế chỉ để đưa, đón học sinh. Xe phải được sơn màu vàng đậm và phải có dòng chữ "Ô tô chở học sinh" mặt trước và mặt sau xe.
Ngoài ghế của học sinh và ghế của người lái, trên xe phải có tối thiểu 1 chỗ ngồi dành cho người quản lý học sinh (là người trưởng thành).

Tổng số người cho phép chở kể cả người lái không được vượt quá 45 người. Trường hợp xe được thiết kế chỉ dành cho học sinh tiểu học, mẫu giáo thì số người cho phép chở kể cả người lái không được vượt quá 56 người.
Xe chở học sinh phải được trang bị bộ sơ cứu với trang bị phù hợp để sơ cấp cứu trẻ em; Trang bị thiết bị cắt dây đai ở khu vực người lái đối với các xe có trang bị dây đai an toàn cho hành khách; Đèn cảnh báo nguy hiểm tự động được bật khi mở cửa lên xuống; Thiết bị cảnh báo nếu cửa lên xuống hoặc cửa thoát hiểm (nếu có) chưa đóng khi xe bắt đầu di chuyển


Sợi carbon đang đứng trước nguy cơ bị loại bỏ hoàn toàn tại châu Âu do lo ngại về an toàn đối với con người và môi trường.
Chiếc ô tô điện có tên là McMurtry Speirling có sức mạnh gần 1.000 mã lực, đặc biệt, nó có thể di chuyển ở tư thế lộn ngược 180 độ chỉ bằng lực nén.
Hongqi N701 vốn là phiên bản sản xuất số lượng giới hạn chỉ 50 chiếc dành riêng cho các chính khách Trung Quốc.
Việc giảm thuế, bao gồm cả thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe hybrid được xem là một giải pháp cần thiết giúp người tiêu dùng có thêm lựa chọn tiếp cận các dòng xe này.
Phiên bản Super Duty của mẫu bán tải đình đám Ford Ranger vừa được ra mắt tại Australia, đánh dấu lần đầu tiên Ford mở rộng đội hình Super Duty sang các dòng xe ngoài F-Series.
"Điểm mù" xe ô tô chính là khoảng không gian mà người lái không thể thấy được dù quan sát trực tiếp hay quan sát qua gương chiếu hậu, gây nguy hiểm khi tham gia giao thông.
0