Ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại New Delhi, Ấn Độ

Thủ đô New Delhi của Ấn Độ và các vùng lân cận bị nhấn chìm trong khói bụi độc hại. Chất lượng không khí ở New Delhi đã vượt quá mức nguy hiểm khiến chính quyền thành phố phải tăng cường các biện pháp đối phó để đảm bảo sức khỏe cho người dân.

Khói mù độc hại bao trùm thành phố. Xe cộ đi chuyển trong bối cảnh tầm nhìn bị giảm do sương mù dày đặc. Còn người dân địa phương phàn nàn về tình trạng khó thở, cảm giác nóng rát ở mắt và ho có đờm màu sẫm. Chỉ số chất lượng không khí IQAIR ở New Delhi đã lên mức 800, vượt gần gấp đôi chỉ số không khí ở mức nguy hại là từ 300 đến 500.

Ô nhiễm không khí kéo dài nhiều ngày và vẫn chưa có dấu hiệu giảm bớt. Hôm 16/12, chính quyền thành phố đã yêu cầu các trường học cho học sinh từ lớp 5 trở xuống chuyển sang hình thức học kết hợp trực tuyến và trực tiếp, đồng thời mở rộng áp dụng cho tất cả các lớp học, trừ lớp 10 và 12. Các cơ quan, văn phòng cũng được yêu cầu cho phép 50% nhân viên làm việc tại nhà.

Nhiều người dân thành phố đã ví tình trạng ô nhiễm không khí là một căn bệnh nan y mà chưa có giải pháp trước mắt.

New Delhi phải trải qua tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng vào mỗi mùa đông khi nhiệt độ giảm và không khí lạnh giữ lại khí thải, bụi xây dựng và khói từ các vụ đốt rơm rạ trên cánh đồng ở các bang nông nghiệp Punjab, Haryana và Uttar Pradesh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/4 cho biết, ông hy vọng Nga và Ukraine sẽ đạt được thỏa thuận trong tuần này để chấm dứt xung đột ở Ukraine.

Việc hai thị trường tiêu thụ hàng xa xỉ lớn nhất thế giới Mỹ và Trung Quốc tiếp tục tăng mức áp thuế hàng nhập khẩu đáp trả nhau sẽ khiến ngành công nghiệp hàng xa xỉ phải trải qua một năm đầy chông gai.

Trao đổi với Đài Hà Nội, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam có nhiều lợi thế để đàm phán thương mại thành công với Mỹ. Trong nguy có cơ, đây cũng là cơ hội để chúng ta củng cố nội lực, xây dựng các doanh nghiệp dân tộc dẫn dắt chuỗi cung ứng thay vì lệ thuộc vào FDI.

Các máy bay chiến đấu Su-35S của Nga đã bắt đầu đảm nhận nhiệm vụ trinh sát radar trên không tại Ukraine - một vai trò vốn trước đây chỉ dành cho A-50U cỡ lớn.

Cả Nga và Ukraine đều cáo buộc lẫn nhau vi phạm lệnh ngừng bắn 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh.

Tàu vũ trụ Soyuz MS-26 của Nga chở theo hai phi hành gia người Nga và một phi hành gia người Mỹ đã hạ cánh an toàn.