Nước Đức trước cuộc bầu cử quyết định
Đảng bảo thủ CDU, dưới sự lãnh đạo của ông Friedrich Merz, hiện đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò với khoảng 30% sự ủng hộ, và có khả năng sẽ trở thành đảng cầm quyền tiếp theo. Đảng cực hữu AfD đạt 20%, đảng Xanh ở mức 13%.
Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) của Thủ tướng Olaf Scholz có thể chỉ giành được 16% phiếu bầu, mức thấp nhất trong lịch sử hậu chiến của đảng này. Nếu kết quả này trở thành hiện thực, Thủ tướng Olaf Scholz sẽ trở thành nhà lãnh đạo có nhiệm kỳ ngắn nhất trong 50 năm qua, đồng thời là thủ tướng SPD duy nhất không tái đắc cử.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, việc thành lập một chính phủ đa số không phải điều dễ dàng. Trong bối cảnh chính trị Đức phân hóa sâu sắc, vấn đề di cư và cách đối phó với AfD sẽ khiến các cuộc đàm phán liên minh trở nên phức tạp.
Bà Janina Muetze, Giám đốc Viện nghiên cứu Civey, cho biết: “Đảng AfD hiện đang đứng ở vị trí thứ hai, và rất nhiều điều sẽ phụ thuộc vào số lượng các đảng nhỏ. Nếu họ không đạt ngưỡng 5% để vào quốc hội, điều đó sẽ thay đổi tỷ lệ quyền lực trong quốc hội".
Hàng trăm người biểu tình, cả ủng hộ và phản đối đảng AfD, đã xuống đường để bày tỏ quan điểm về sự trỗi dậy của các đảng cực hữu.
Cô Jasmin Bolli, người biểu tình phản đối đảng cực hữu AfD, chia sẻ: “Chính trị mà đảng AfD đang theo đuổi và các hoạt động kích động của họ là không thể chấp nhận được. Tôi ủng hộ nhân đạo và từ thiện, đó là những giá trị tôi tin tưởng".
Trong khi đó, thái độ của một bộ phận người dân Đức đối với vấn đề di cư đã thay đổi khi họ dành sự ủng hộ ngày càng lớn cho AfD. Cô Sophie Schneider, người ủng hộ đảng cực hữu AfD, nói: “Đảng AfD phản ánh đúng nguyện vọng của nhiều người dân, đặc biệt trong việc chống lại làn sóng người tị nạn. Đây là vấn đề đang gây lo ngại trong cộng đồng, và AfD thực sự đồng cảm với nỗi lo này".
Nếu các cuộc đàm phán liên minh kéo dài, Thủ tướng Đức Olaf Scholz sẽ tiếp tục giữ vai trò tạm quyền, nhưng không thể đưa ra những quyết định quan trọng về tương lai của nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Điều này có thể trì hoãn các chính sách quan trọng nhằm phục hồi nền kinh tế sau hai năm suy thoái.
Đức đang đối mặt với sự cạnh tranh toàn cầu gay gắt, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu, và tình hình khó khăn này cần một chính phủ có thể hành động nhanh chóng. Kết quả cuộc bầu cử này không chỉ quyết định ai sẽ là nhà lãnh đạo tiếp theo của Đức mà còn thử thách khả năng đoàn kết và vượt qua các chia rẽ chính trị đang gia tăng trong xã hội.


Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.
Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.
Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình trong ngày 19/4 tại thành phố New York và nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) mới đây cho biết, quốc gia này đã xây dựng một hệ thống công nghiệp trí tuệ nhân tạo toàn diện, với năng lực tính toán đứng vào hàng top thế giới.
Các buổi lễ Phục sinh trên khắp Ukraine đã diễn ra ngay sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố ngừng bắn tạm thời cho đến nửa đêm Chủ Nhật ngày 21/4 (theo giờ Moscow).
Tân Thủ tướng Đức tương lai Friedrich Merz tuyên bố sẽ đưa nền kinh tế Đức trở nên mạnh mẽ hơn, thông qua các khoản đầu tư mới và cắt giảm thuế.
0