Nông nghiệp đô thị thích ứng với đô thị hóa

Xây dựng nền nông nghiệp đô thị là một định hướng rất quan trọng, cần thiết, nhưng các địa phương cũng cần chủ động gỡ khó các chính sách, hỗ trợ nông dân để làm bàn đạp cho nông nghiệp đô thị phát triển bền vững.

Hà Nội có tốc độ đô thị hóa nhanh, vì thế ngành nông nghiệp cũng đang phải chuyển mình mạnh mẽ để tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng. Thêm vào đó, với việc không ngừng thay đổi tư duy làm nông nghiệp, nhiều mô hình nông nghiệp ở Hà Nội đã phát huy hiệu quả về giá trị kinh tế, bước đầu xây dựng thương hiệu.

Để nâng cao giá trị nông sản bền vững, đơn vị chuyên sản xuất các sản phẩm hữu cơ này đã sớm áp dụng các tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế.

Chị Bùi Thị Kiều - Đại diện Công ty HANUTI cho biết: "Các nhà máy của Hanuti đều được cấp chứng nhận hữu cơ quốc tế, đều hợp vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP. Hanuti phát triển vùng nguyên liệu của mình đạt chuẩn hữu cơ Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Các sản phẩm của Hanuti đã được bán ở các siêu thị hữu cơ, siêu thị sạch và cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra để thích ứng với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng của Hà Nội, đơn vị đã chủ động xây dựng và mở rộng vùng trồng nguyên liệu, liên kết sản xuất. Sự liên kết này vừa tạo ra sự ổn định về nguồn nguyên liệu vừa hướng tới mục tiêu đưa các sản phẩm chế biến xuất khẩu vào các thị trường cao cấp như Mỹ, Nhật Bản".

Chị Bùi Thị Kiều cho biết thêm: "Các sản phẩm đều được trồng trên vùng núi phía Bắc, các thung lũng trồng thì xen với núi đá vôi được bà con dân tộc thiểu số trồng và canh tác. Khi canh tác đều có đội ngũ của Hanuti đến giám sát từ khâu trồng trọt đến thu mua, sau đó mới chuyển về Hà Nội. Do tốc độ phát triển của thị trường ngày càng cao, nên chuyện gặp khó khăn về vùng nguyên liệu là điều khó tránh; bởi, vùng trồng của chúng tôi hiện chỉ đang có ở Cao Bằng, vì vậy chúng tôi đang phát triển vùng trồng sang Nghệ An, Quảng Bình, với tổng diện tích là 120ha".

Không chỉ Hà Nội, tại TP.HCM khi diện tích đất bị thu hẹp đòi hỏi người nông dân phải chuyển hướng sang hình thức nông nghiệp đô thị phù hợp. Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Tuấn Ngọc hình thành từ năm 2017, đến nay có 7 xã viên với 1ha nhà màn chuyên trồng rau ăn lá, chủ lực là các loại cải và xà lách với sản lượng tương đương 27 tấn rau/tháng.

HTX thừa nhận đã lựa chọn đi đúng hướng ngay từ đầu trong bối cảnh khi quỹ đất nông nghiệp của TP.HCM  ngày càng bị thu hẹp.

Anh Lâm Ngọc Tuấn - Giám đốc HTX Nông nghiệp Tuấn Ngọc cho biết: “Đến thời điểm hiện tại, Hợp tác xã Tuấn Ngọc đã đầu tư 10.000 mét vuông, tương đương khoảng 12 tỷ đồng. Người nông dân làm nông nghiệp tại địa bàn TP.HCM có thể cung cấp nguồn rau, thực phẩm tươi ngon cho người tiêu dùng và chứng minh rất rõ ràng về vùng trồng, thì người tiêu dùng sẽ yên tâm khi sử dụng sản phẩm”.

Với những đô thị đặc biệt như Hà Nội hay TP.HCM, việc phát triển nông nghiệp ở thành phố cần có những nét riêng biệt để thích nghi với tốc độ đô thị hóa cao và tận dụng lợi thế sẵn có.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có văn bản gửi các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng, dầu, thương nhân phân phối xăng, dầu, các tổng đại lý về việc ứng dụng số hoá và sử dụng hoá đơn điện tử.

Chính phủ Hàn Quốc vừa đề xuất ngân sách bổ sung 12.200 tỷ won (gần 8,6 tỷ USD) nhằm bình ổn giá cả và hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt.

Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, qua đó hướng đến gỡ nút thắt nợ xấu.

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sáng 19/4 đã tổ chức Hội thảo “Thuế đối ứng của Hoa Kỳ và ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam”.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã công bố biểu phí đối với các tàu do Trung Quốc đóng cập cảng Mỹ từ ngày 17/4.

Mùa hè là thời điểm giải nhiệt tăng mạnh, khiến thị trường đồ uống bắt đầu sôi động hơn.