Nỗ lực thực hiện mục tiêu 1 triệu nhà ở xã hội
Lập nghiệp và sinh sống tại Hà Nội được 5 năm, vợ chồng chị Phương Anh (phường Mỗ Lao, Hà Đông) thuê một căn hộ diện tích khoảng 20m2 với chi phí hàng tháng khoảng 3,5 triệu đồng. Họ mong muốn mua được một căn nhà ở xã hội để ổn định cuộc sống, nhưng quá trình làm thủ tục còn gặp nhiều khó khăn
Chị Phương Anh chia sẻ: "Tôi ở nhà thuê rất bấp bênh, hay chuyển đổi chỗ ở nên bị ngắt quãng thời gian đăng ký tạm trú. Điều này cũng khiến tôi không đủ điều kiện về hồ sơ".
Nhiều người lao động sinh sống tại Hà Nội khi tiếp cận các dự án nhà ở xã hội mới đã gặp vướng mắc ngay từ khâu hồ sơ. Nhiều chủ đầu tư cũng không mặn mà với việc triển khai dự án khi thiếu vốn, lợi nhuận không đủ bù đắp chi phí.

Một khó khăn nữa là bố trí quỹ đất sạch cho chủ đầu tư, vốn là khâu mất rất nhiều thời gian và kinh phí của doanh nghiệp. Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực từ 01/08/2024 sẽ gỡ vướng cho chủ đầu tư khi quy định các địa phương bắt buộc phải bố trí quỹ đất dành cho nhà ở xã hội khi lập phê duyệt quy hoạch đô thị, khu công nghiệp.
Vừa có thêm 4 ngân hàng thương mại đăng ký tham gia gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay với lãi suất ưu đãi, nâng tổng quy mô gói hỗ trợ này lên 140.000 tỷ đồng.
Đây là tín hiệu rất tích cực khi các nguồn lực đang tập trung nhiều hơn vào mục tiêu phát triển nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu của người thu nhập thấp.


Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.
Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.
Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.
Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.
Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.
Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương dừng lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch đô thị từ nay tới tháng 7 – thời điểm Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sửa đổi có hiệu lực.
0