Nỗ lực khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar

Số người thiệt mạng do động đất tại Myanmar đã lên đến 2.056, trong khi hơn 3.900 người bị thương và 270 người còn mất tích. Công tác cứu hộ vẫn đang diễn ra khẩn trương, bất chấp những khó khăn.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, nhiều bệnh viện ở Myanmar đã bị hư hại do động đất, trong đó ít nhất ba bệnh viện đã ngừng hoạt động hoàn toàn, 22 bệnh viện khác "bị hư hại một phần và không còn khả năng hoạt động. Các bệnh viện hiện đang quá tải vì số lượng thương vong tăng cao.

Ngày 31/3, bãi đậu xe của Bệnh viện Đa khoa Mandalay cũng chứng kiến hàng chục bệnh nhân nằm la liệt trên cáng hoặc bìa cứng dưới cái nóng 40 độ C. Nhiều người khác phải nằm ngay trên nền bê tông, trong tình trạng đầu và tay bị băng bó.

Tại Mandalay, nơi gần tâm chấn của trận động đất, các tòa nhà cao tầng đã bị sập hoàn toàn làm phức tạp thêm công tác cứu hộ. Người dân đang đối mặt với tình trạng thiếu thốn về nước uống, thực phẩm và thời tiết oi bức.

"Mọi người đã phải cắm trại bên lề đường, dưới các tấm bạt tạm bợ, nhiều gia đình ngồi dưới các tán cây hoặc bên sông, xung quanh là đồ đạc của họ", đại diện Liên đoàn Chữ thập đỏ quốc tế (IFRC) cho biết.

Nga đã cử đội cứu hộ cùng với chó nghiệp vụ tới Myanmar vào ngày 31/3 và đang tích cực tìm kiếm người sống sót dưới những đống đổ nát của các tòa nhà sụp đổ.

Trung Quốc điều động khoảng 400 chuyên gia và nhân viên y tế tham gia công tác cứu hộ tại các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề như Mandalay và Naypyitaw. ​​

Đội cứu hộ Hồng Kông (Trung Quốc) cũng thiết lập một căn cứ hoạt động bên cạnh căn cứ của đội quốc gia và hợp tác với các đối tác ở đại lục để thực hiện các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ ở các khu vực khác nhau của thành phố.

Ngày 30/3, WHO đã kêu gọi tài trợ khẩn cấp 8 triệu USD để cứu người và ngăn chặn dịch bệnh bùng phát tại Myanmar trong 30 ngày tới, trong đó Mỹ đã cam kết cung cấp 2 triệu USD qua các tổ chức nhân đạo tại đây.

Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia và Singapore cũng đã gửi vật tư cứu trợ và nhân viên hỗ trợ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.

Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.

Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.

Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình trong ngày 19/4 tại thành phố New York và nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Donald Trump.

Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) mới đây cho biết, quốc gia này đã xây dựng một hệ thống công nghiệp trí tuệ nhân tạo toàn diện, với năng lực tính toán đứng vào hàng top thế giới.