Những thầy giáo quân hàm xanh tâm huyết với trẻ vùng cao
Cùng với việc bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới Tổ quốc, giúp nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Những thầy giáo quân hàm xanh còn tâm huyết gieo chữ giữa đại ngàn biên giới.
Lớp học xóa mù chữ tại bản Khằm 2, đều đặn duy trì vào buổi tối các ngày trong tuần. Hơn 19 giờ, tiếng í ới gọi nhau đi học, những ánh đèn pin từ cuối bản soi sáng con đường đất gập ghềnh tới lớp. Học viên của lớp xóa mù đa phần là phụ nữ, họ ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Mọi người đều có tinh thần ham học, muốn biết cái chữ, thích học phép tính, bởi giờ đây họ đã hiểu được vai trò thiết thực của cái chữ đối với đời sống hàng ngày.
Ban đầu, nhiều chị trong các bản ngại đi học do bận việc gia đình hoặc chồng con không ủng hộ. Nhiều người có tư tưởng tự ti, ngại tuổi tác. Trước những khó khăn thách thức đó, các chiến sỹ Bộ đội Biên phòng đồn Trung Lý đã trèo đèo lội suối đến từng nhà vận động, tuyên truyền cho dân bản hiểu rõ sự cần thiết phải đi học, giúp chị em biết đọc, biết viết, biết trồng cây ngô, cây lúa không sâu bệnh, đạt năng suất cao; nuôi con trâu, con bò, con lợn nhanh lớn; biết chữ để nuôi dạy con cái tốt, không bị kẻ xấu lừa gạt.
Từ những cách vận động rất gần gũi, thiết thực này, chị em đã tự tin, mạnh dạn đi học cái chữ.
Thượng tá Cao Văn Long, Chính trị viên Đồn Biên phòng Trung Lý cho biết: "Thông qua lớp học, đơn vị lồng ghép tuyên truyền đường lối, chủ trương, của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; hướng dẫn anh, chị em trong lớp học cách phát triển kinh tế hộ gia đình, đặc biệt là tuyên truyền về Luật Bình đẳng giới, hôn nhân gia đình, góp phần hạn chế dần và tiến tới chấm dứt tình trạng tảo hôn".
Nhờ sự kiên trì của các chiến sỹ Đồn Biên phòng Trung Lý, con chữ đã đến với đồng bào Mông nơi đây. Qua đó, góp phần nâng cao trình độ dân trí để bà con dân bản phát triển kinh tế gia đình. Bà con dân bản cũng không còn tin, không nghe theo những lời xúi giục của các đối tượng thù địch, góp phần đảm bảo an ninh trật tự nơi biên giới.


Hơn 2.000 học sinh đến từ các trường THPT và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn huyện Đan Phượng đã tham gia chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025”.
Năm 2025 là năm đầu tiên học sinh lớp 9 thi vào lớp 10 công lập theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Đề thi các môn Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh đều có điểm mới so với những năm trước.
Nhiều hoạt động đồng hành tại các nhà trường ở Hà Nội đã được triển khai, nhằm chuẩn bị tốt nhất mọi mặt cho học sinh lớp 9 bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2025 – 2026.
Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần gắn chặt với dự báo nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tránh sắp xếp cơ học.
Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.
Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.
0