Những kỳ vọng thay đổi từ Luật Nhà giáo

Sau nhiều năm chờ đợi, Luật Nhà giáo đã được đưa ra thảo luận, với nhiều nội dung liên quan đến chính sách và chế độ đãi ngộ cho giáo viên, thu hút nhân lực cho ngành giáo dục.

Một trong những nội dung được quan tâm nhất trong dự án Luật Nhà giáo là chính sách tiền lương và phụ cấp. Theo dự thảo, lương giáo viên sẽ được xếp cao nhất trong hệ thống hành chính sự nghiệp. Các khoản phụ cấp sẽ được điều chỉnh phù hợp với tính chất công việc, đặc biệt là giáo viên mầm non và vùng sâu, vùng xa.

Bà Trần Thị Tâm - Hiệu trưởng Trường Mầm non Đan Phượng, thành phố Hà Nội - chia sẻ: “Tôi rất phấn khởi khi Quốc hội đưa ra dự thảo Luật. Tôi rất mong muốn những hỗ trợ về tiền lương, phụ cấp và đặc biệt là chế độ nghỉ hưu cho giáo viên mầm non sớm được đưa vào thực hiện".

Tại phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chính sách đãi ngộ, thu hút giáo viên tiếp tục là vấn đề được đặc biệt quan tâm.

Bà Nguyễn Thị Thanh - Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết: “Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bảng lương hành chính sự nghiệp và được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp khác theo quy định của pháp luật. Luật nhất trí với cơ chế hỗ trợ tiền thuê nhà cho giáo viên khi đến công tác tại khu vực khó khăn theo quy định, trong trường hợp không bố trí bảo đảm được chỗ ở tập thể cho nhà giáo. Về chính sách nghỉ hưu sớm trước tuổi nhưng không bị giảm tỷ lệ lương hưu được hưởng đối với giáo viên mầm non, thống nhất việc bổ sung điều kiện phải có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ 20 năm trở lên thì nhà giáo mầm non mới được nghỉ hưu sớm trước tuổi theo quy định".

Với hàng triệu giáo viên trên cả nước, Luật Nhà giáo không chỉ là một chính sách, mà còn là niềm hy vọng về một tương lai nghề nghiệp ổn định, phát triển.

Dự án Luật Nhà giáo dự kiến sẽ được Quốc hội thảo luận và thông qua tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Đây là bước tiến quan trọng, kỳ vọng mang đến những thay đổi thực chất cho giáo viên – những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp trồng người.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chủ đề: Kĩ năng đọc hiểu Văn bản thông tin. Giáo viên Nguyễn Thị Hương Thủy, Trường THPT Chuyên Chu Văn An.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chiều 18/4 đã công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 của các trường trung học phổ thông tư thục và trường công lập tự chủ tài chính.

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần gắn chặt với dự báo nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tránh sắp xếp cơ học.

Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết trong bối cảnh mới, nhiều trường học đang chủ động thay đổi cách dạy - cách học, bắt đầu từ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ sớm.

Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.

Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.