Những kỹ năng cha mẹ cần dạy con tránh bị bắt cóc

Vụ việc bé trai 7 tuổi ở quận Long Biên bị bắt cóc vào tối hôm qua (14/8) như một hồi chuông cảnh tỉnh các bậc phụ huynh cần phải cẩn trọng hơn khi trông con trẻ. Tuy nhiên, điều cần thiết vẫn là dạy trẻ những kỹ năng phòng bị khỏi nguy cơ bị bắt cóc.

Dưới đây là một số gợi ý cho bố mẹ khi những thủ đoạn bắt cóc trẻ con ngày càng tinh vi và khó lường.

Những trường hợp trẻ bị bắt cóc đa số đều có chung một đặc điểm là trẻ tách riêng khỏi người thân để chơi. Đôi khi nguyên nhân do người lớn sao nhãng, không để ý đến trẻ.

Chính vì vậy, kỹ năng đầu tiên mà phụ huynh nên dạy con là không nên tách riêng ra để đi chơi, ngoài tầm kiểm soát của cha mẹ.

Bên cạnh đó, trẻ cũng cần được dạy, không đến gần, tiếp xúc và nghe theo lời người lạ, dù họ có biết tên tuổi và những thông tin của trẻ và gia đình trẻ đồng thời, phải kiên quyết từ chối trước những dụ dỗ bằng lời nói hay hiện vật của người lạ.

Tạo mật mã chỉ có con, bố mẹ và người được tin tưởng biết là cách giúp trẻ tránh gặp phải người xấu. Ảnh: Internet

Điều trẻ cần làm là luôn bám sát và tập trung vào người thân hoặc cô giáo của mình. Khi có người lạ đến hỏi chuyện phải chạy lại nhờ người thân hoặc giáo viên nhờ giúp đỡ, tiếp chuyện.

Tuy nhiên, các phụ huynh cũng lưu ý dạy cho trẻ biết trao đổi, chia sẻ trước những chuyện đã xảy ra. Ví như trẻ cần cho cha mẹ biết bản thân đã có tiếp xúc với người lạ ra sao. Từ đó sẽ giúp nâng cao cảnh giác và trang bị thêm các kỹ năng phòng bị khác.

Trong trường hợp trẻ bị bắt cóc, trẻ cần phải biết những kỹ năng như:

- Dạy trẻ khi bị ai đó bắt cóc thì đừng lo lắng, khóc lóc mà thực hiện các kỹ năng cần thiết. Hãy dạy trẻ cách kêu cứu như “cứu cháu với”,  “Bắt cóc người”… khi đi qua gặp những người mặc đồng phục: Công an, bảo vệ hoặc đôi vợ chồng có dắt cháu nhỏ; khi đi qua quầy thông báo tại siêu thị, đồn công an. Tiếng hét không chỉ giúp gây chú ý mà còn là động lực để thúc đẩy trẻ vùng vẫy mạnh hơn thoát khỏi tay kẻ bắt cóc.

- Nếu la hét không có tác dụng, bố mẹ cần dạy con có thể phá hư đồ vật trong quá trình bị kẻ xấu lôi đi. Ví dụ con có thể đập vỡ mọi thứ trên kệ nếu kẻ bắt cóc đang trong một cửa hàng hoặc đập vỡ cửa kính ô tô.

- Ngay lập tức trẻ hãy cắn, đá, cào, cấu vào kẻ bắt cóc rồi vùng mạnh và bỏ chạy.

- Nếu bị ai lái xe đuổi theo sau, cha mẹ nên dạy trẻ biết cách bỏ chạy theo hướng ngược lại. Bằng cách đó, xe sẽ phải quay đầu và con có nhiều thời gian hơn để trốn thoát.

- Trẻ phải ghi nhớ số điện thoại của bố mẹ và địa chỉ nhà, cũng như cách xử lý khi có cơ hội thoát khỏi kẻ bắt cóc.

Tạo sự chú ý cho người khác khi bị bắt cóc cũng là cách bố mẹ nên dạy con. Ảnh: Brightside

Theo chuyên gia tâm lý, trẻ cần bình tĩnh mới tự phát hiện ra kẽ hở để có cơ hội thoát thân và qua đó tìm cơ hội để gọi điện cho người thân, tìm cơ hội để viết những mảnh giấy nhắn vứt ra đường, tìm cách giả ngoan ngoãn ngây ngô để đánh lừa rồi bỏ trốn hoặc phản ứng quyết liệt, la hét báo tin giữa chỗ đông người. Mọi phương án đều có 2 mặt, nhưng một đứa trẻ biết cách tự làm chủ bản thân thì cơ hội thoát thân sẽ cao hơn.

Tổng hợp

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết

  • Quan tâm nhiều nhất
  • Mới nhất

15 trả lời