Nhìn ra thế giới (Ngày 20/03/2023)
Năm 2024, theo báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), tổng chi tiêu quốc phòng toàn cầu đã đạt mức kỷ lục mới, với tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trong vòng 15 năm qua. Trong bức tranh ấy, Ukraine nổi lên như quốc gia có mức tăng chi tiêu mạnh nhất, phản ánh sự hỗ trợ quy mô lớn từ phương Tây.
Ukraine và Mỹ đã ký một thỏa thuận cho phép Washington tiếp cận các loại khoáng sản quý hiếm và tài trợ cho các nỗ lực tái thiết tại quốc gia bị xung đột kéo dài tàn phá này. Lễ ký kết diễn ra tại Washington, DC, vào ngày 30/4 sau nhiều tháng đàm phán căng thẳng, với sự không chắc chắn vẫn tồn tại cho đến phút cuối. Thoả thuận này bao gồm những nội dung gì? Quan hệ đối tác kinh tế giữa Washington và Kiev sẽ ra sao? Thỏa thuận sẽ có tác động như thế nào đến địa chính trị thế giới?
Đảng Tự do của Thủ tướng đương nhiệm Mark Carney đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội của Canada hôm 28/4. Một yếu tố được cho là có vai trò xúc tác cho chiến thắng của đảng Tự do và ông Mark Carney là bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang giữa Canada và Mỹ do chính sách thuế quan và ý tưởng của ông Trump nhằm sáp nhập Canada thành "tiểu bang thứ 51" của Mỹ.
Một Tổng thống Trump “mạnh dạn hơn, cực đoan hơn, quyết tâm hơn” trong 100 ngày đầu tiên của mình so với năm 2017, đó là những gì cả thế giới đã chứng kiến và phải thừa nhận.
Tình hình tại khu vực Nam Á đang trở nên đặc biệt nóng bỏng. Vụ tấn công đẫm máu nhằm vào nhóm du khách ở khu vực tranh chấp Kashmir hôm 22/4 đã đẩy Ấn Độ và Pakistan - hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân - vào một cuộc đối đầu nguy hiểm.
Năm 2025, châu Á phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng giá lương thực nghiêm trọng, gây ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống người dân và nền kinh tế khu vực. Gạo, lương thực thiết yếu của hàng tỷ người châu Á, đang trở thành tâm điểm của đợt biến động giá cả chưa từng có.
0