Nhìn lại 24 giờ xung đột quân sự tại biên giới Thái Lan - Campuchia

Giao tranh quân sự bùng phát vào ngày 24/7 dọc biên giới Thái Lan và Campuchia với các cuộc đấu pháo và đọ súng gây ra thương vong cho cả quân đội và dân thường.

XUNG ĐỘT NGÀY 24/7:

  • Xung đột bùng phát: Xung đột quân sự nổ ra vào sáng sớm 24/7 tại nhiều khu vực dọc biên giới, đặc biệt là khu vực đền Ta Muen Thom. Cả hai bên đều cáo buộc nhau nổ súng trước.
  • Leo thang quân sự: Cuộc đụng độ nhanh chóng leo thang từ súng bộ binh sang vũ khí hạng nặng. Campuchia bị cáo buộc sử dụng pháo phản lực BM-21 bắn vào lãnh thổ Thái Lan làm dân thường tử vong. Thái Lan xác nhận triển khai máy bay chiến đấu F-16 không kích các mục tiêu quân sự của Campuchia trong ít nhất hai đợt.
  • Thương vong: Thái Lan công bố con số thương vong cuối ngày là 14 người thiệt mạng (13 dân thường, 1 quân nhân) và 46 người bị thương (32 dân thường, 14 quân nhân). Campuchia: Không công bố con số thương vong chính thức.
  • Cáo buộc tội ác chiến tranh: Cả hai bên đều đưa ra những cáo buộc vi phạm luật pháp quốc tế nghiêm trọng nhất. Campuchia cáo buộc Thái Lan tấn công, gây "thiệt hại đáng kể" cho Đền Preah Vihear, một Di sản Thế giới được UNESCO công nhận, và gọi đây là hành động "có thể cấu thành tội ác chiến tranh". Thái Lan cáo buộc Campuchia phạm "tội ác chiến tranh" khi cố tình pháo kích vào các mục tiêu dân sự, bao gồm bệnh viện và khu dân cư, gây ra cái chết cho cả trẻ em.
  • Sơ tán dân thường quy mô lớn: Hàng chục nghìn dân thường ở cả hai bên biên giới đã được sơ tán đến nơi an toàn. Ít nhất 40.000 người Thái Lan từ 4 huyện biên giới đã được sơ tán. Khoảng 5.000 Campuchia người từ 12 ngôi làng đã được di dời.
  • Phản ứng ngoại giao: Quan hệ ngoại giao giữa hai nước đã đổ vỡ từ trước khi giao tranh nổ ra. Trong ngày 24/7, Campuchia kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp khẩn cấp. Thái Lan cũng đưa vấn đề ra Liên hợp quốc tại New York để phản đối. Cộng đồng quốc tế (Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ...) bày tỏ quan ngại sâu sắc, kêu gọi hai bên kiềm chế tối đa và giải quyết xung đột qua đối thoại.

Đài PTTH Hà Nội
Sáng 24/7, xung đột quân sự nổ ra dọc biên giới Thái Lan - Campuchia. Quân đội Thái Lan tuyên bố họ đã buộc phải nổ súng đáp trả sau khi một đơn vị của Campuchia khai hỏa trước vào một tiền đồn của Thái Lan gần đền Ta Muen Thom. Phía Campuchia bác bỏ cáo buộc của Thái Lan, khẳng định binh lính Thái Lan đã xâm nhập và tấn công trước khiến Campuchia phải nổ súng.
Đài PTTH Hà Nội
Ta Muen Thom là một ngôi đền Khmer cổ nằm ở khu vực ở tỉnh Oddar Meanchey của Campuchia và tỉnh Surin của Thái Lan - nơi có tranh chấp trên biên giới giữa giữa hai nước. Trong ảnh: Binh sĩ Thái Lan và Campuchia cùng có mặt tại ngôi đền ở thời điểm trước khi xung đột quân sự nổ ra. Ảnh: AFP
Đài PTTH Hà Nội
Binh sĩ Campuchia nạp đạn vào hệ thống pháo phản lực BM-21 ở khu vực tỉnh Preah Vihear vào ngày 24/7. Ảnh: AFP
Đài PTTH Hà Nội
Xe bọc thép của Quân đội Hoàng gia Thái Lan di chuyển trên đường tại tỉnh Chachoengsao vào ngày 24/7. Ảnh: AFP

Campuchia tiến hành pháo kích vào các mục tiêu tại Thái Lan

Đài PTTH Hà Nội
Hình ảnh do phía Thái Lan công bố cho rằng Campuchia đã pháo kích vào một trạm xăng khiến nhiều người dân thiệt mạng và bị thương. Ảnh: X/THAI ROYAL ARMY
Đài PTTH Hà Nội
Hình ảnh quân đội Thái Lan chia sẻ cho rằngCampuchia tấn công vào khu vực dân sự của Thái Lan - Ảnh: X/THAI ROYAL ARMY
Đài PTTH Hà Nội
Vào lúc 11:30 sáng 24/7, máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Hoàng gia Thái Lan đã thực hiện một đợt không kích, ném bom vào căn cứ quân sự của Campuchia tại Chong Arn Ma. Ảnh: Thai PBS
Đài PTTH Hà Nội
Bộ Quốc phòng Campuchia cho rằng một máy bay F-16 của Thái Lan thả hai quả bom xuống một con đường gần ngôi đền Preah Vihear. Bộ Văn hóa và Nghệ thuật Campuchia cáo buộc Thái Lan phạm tội ác chiến tranh khi xâm hại di sản thế giới được Unesco công nhận - đền Preah Vihear.
Đài PTTH Hà Nội
Bức ảnh do Quân đội Hoàng gia Thái Lan công bố ngày 24/7 cho thấy những vết máu trước một ngôi nhà bị hư hại do trúng đạn pháo ở huyện Kap Choeng, tỉnh Surin, Thái Lan. Thái Lan cáo buộc Campuchia phạm tội ác chiến tranh khi tiến hành tấn công mục tiêu dân sự, bệnh viện, giết chết dân thường trong đó có cả trẻ em.
Đài PTTH Hà Nội
Một người lính Campuchia chuẩn bị vũ khí ở khu vực Preah Vihear vào ngày 24/7.
Đài PTTH Hà Nội
Cả hai nước đều tiến hành di tản người dân ở khu vực biên giới. Trong ảnh: Người dân ngồi trên thùng xe bán tải trên đường đến trung tâm sơ tán tại Ban Ta Miang, tỉnh Surin, Thái Lan. Ảnh: Kaikungwon Duanjumroon/EPA
Đài PTTH Hà Nội
Quân đội Thái Lan xác nhận đã tiến hành một đợt không kích thứ hai vào các vị trí quân sự của Campuchia vào cuối buổi chiều 24/7. Hình ảnh được cho là quả bom gắn trên máy bay F-16 của Thái Lan khi tiến hành đợt không kích thứ hai vào 16h30 ngày 24/7. Ảnh: Quân đội Hoàng gia Thái Lan.
Đài PTTH Hà Nội
Chiều tối 24/7, Cựu Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã đăng tải một bài viết trên Facebook để bác bỏ các thông tin từ truyền thông Thái Lan cho rằng ông đã lên máy bay trốn ra nước ngoài trong bối cảnh xung đột tại khu vực biên giới. Ông Hun Sen khẳng định đang ở Campuchia, phối hợp chặt chẽ với con trai mình là Thủ tướng Hun Manet, cùng Bộ trưởng Quốc phòng và các chỉ huy quân đội để "chống lại Thái Lan". Ông trấn an người dân: "Tôi không chạy trốn đến bất cứ đâu, vì vậy xin người dân đừng lo lắng."
Đài PTTH Hà Nội
Người dân Campuchia rời bỏ nhà cửa, di tản tìm nơi trú ẩn an toàn ở tỉnh Oddar Meanchey. Ảnh: Tang Chhin Sothy/AFP
Đài PTTH Hà Nội
Hành trình di tản trong đêm của một gia đình người Campuchia tại tỉnh Oddar Meanchey. Ảnh: Tang Chhin Sothy/AFP

Người dân Thái Lan hoảng sợ tìm nơi sơ tán khi xung đột nổ ra

Đài PTTH Hà Nội
Người dân trú ẩn tại các điểm sơ tán ở tỉnh Surin của Thái Lan. Ảnh: Pansira Kaewplung/Reuters

BỐI CẢNH: CĂNG THẲNG NGOẠI GIAO 

 

Cuộc đụng độ quân sự ngày 24/7 là đỉnh điểm của nhiều tuần căng thẳng leo thang và các hành động trả đũa lẫn nhau giữa hai nước láng giềng.

 

  • Tháng 5/2025: Căng thẳng bắt đầu gia tăng sau khi các cuộc đụng độ quân sự ở biên giới khiến một binh sĩ Campuchia thiệt mạng. Sự việc này đã châm ngòi cho một loạt các chỉ trích và biện pháp đáp trả, bao gồm việc đóng cửa các cửa khẩu biên giới và việc Campuchia chặn nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Thái Lan như nhiên liệu, rau quả.
  • Ngày 16/7: Ba binh sĩ Thái Lan bị thương do dẫm phải mìn trong khi tuần tra tại một khu vực biên giới tranh chấp.
  • Ngày 23/7: Tình hình trở nên tồi tệ hơn khi một binh sĩ Thái Lan khác bị thương nặng, mất một chân, trong một vụ nổ mìn. Sự việc này đã dẫn đến những cáo buộc trái ngược nhau. Chính quyền Thái Lan đổ lỗi cho Campuchia đã gài mìn mới trong khu vực. Campuchia phủ nhận cáo buộc, cho rằng binh sĩ Thái Lan đã đi chệch khỏi các tuyến đường rừng đã được thỏa thuận và vô tình kích hoạt những quả mìn cũ còn sót lại từ các cuộc xung đột trước đây.
  • Trả đũa ngoại giao: Ngay sau vụ nổ mìn mới nhất, các hành động ngoại giao trả đũa đã diễn ra nhanh chóng. Đảng Pheu Thai cầm quyền của Thái Lan tuyên bố triệu hồi đại sứ tại Campuchia về nước và sẽ trục xuất đại sứ Campuchia khỏi Bangkok. Để đáp trả, Campuchia ngay lập tức tuyên bố sẽ rút toàn bộ các nhà ngoại giao của mình khỏi Thái Lan và yêu cầu tất cả các nhà ngoại giao Thái Lan phải rời khỏi Phnom Penh.

Hành động cắt đứt quan hệ ngoại giao này đã tạo tiền đề trực tiếp cho cuộc xung đột quân sự bùng phát chỉ một ngày sau đó.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết

  • Quan tâm nhiều nhất
  • Mới nhất

15 trả lời