Nhiều vi phạm tại cụm công nghiệp làng nghề Dương Liễu
Một nhà điều hành của một hộ sản xuất kinh doanh tại lô D1-12 cụm công nghiệp Dương Liễu, được xây dựng bên cạnh nhà xưởng sản xuất. Tại công trình, phía bên ngoài gắn tấm biển đề tên hộ kinh doanh, tên công ty, doanh nghiệp, địa chỉ.
Tuy nhiên, kiến trúc công trình như một căn biệt thự sử dụng để ở. Trong cụm công nghiệp này, có khoảng hơn 10 công trình được xây dựng kiểu kiến trúc như thế. Bên cạnh đó, vi phạm phổ biến là các trường hợp đã xây dựng công trình sai giấy phép, cụ thể: có ba trường hợp xây hoàn toàn khác so với Giấy phép xây dựng; ba trường hợp xây dựng vượt tầng, thêm tầng mái, tầng hầm, tầng lửng; hai trường hợp xây dựng thêm tum, hộp kỹ thuật thang máy/thang bộ; 22 trường hợp lấn khoảng lùi.
Ông Nguyễn Tiến Quảng – Phó Chủ tịch UBND xã Dương Liễu – huyện Hoài Đức cho biết: “Ý thức chấp hành của bà con nhân dân còn hạn chế, người ta cứ nghĩ là đất của người ta vẫn còn nên người ta sử dụng mà thực tế thì theo quy định không được phép làm mái che mái vảy. Xảy ra các vi phạm này, trách nhiệm của địa phương chúng tôi nhận thấy chính là việc giám sát cũng có lúc còn chưa thường xuyên nên chưa kịp thời nhắc nhở được các hộ kịp thờ do đó mới để xảy ra tình trạng vi phạm".
Cụm công nghiệp làng nghề Dương Liễu do Công ty cổ phần Tập đoàn Minh Dương làm chủ đầu tư, được thành lập theo quyết định số 16 năm 2012 của UBND TP Hà Nội với quy mô 12,05ha, tổng mức đầu tư hạ tầng kỹ thuật 260 tỷ đồng.
Thanh tra công tác quản lý quy hoạch, đất đai, trật tự xây dựng tại cụm công nghiệp này, Thanh tra TP Hà Nội chỉ ra nhiều vi phạm khác như: hồ sơ miễn giảm tiền thuê đất do chi cục thuế huyện Hoài Đức cung cấp không thể hiện rõ ngành nghề sản xuất kinh doanh trong làng nghề.
Một số doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh sử dụng đất không đúng mục đích: trong đó, 5 trường hợp chuyển đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; 8 trường hợp cho thuê lại nhà xưởng sản xuất không thông báo với chủ đầu tư; 12 trường hợp kiểm tra hiện trạng thấy công trình văn phòng, nhà điều hành có một số phòng có giường ngủ, phòng khách, phòng bếp, một số hộ sản xuất cho thuê lại nhà xưởng sản xuất không thông báo với chủ đầu tư. Theo phòng Quản lý đô thị huyện Hoài Đức, hiện huyện vẫn chưa nhận được kết luận Thanh tra được Ủy ban thành phố phê duyệt, chỉ đạo. Tuy nhiên, huyện cũng đã nắm được thông tin về vi phạm có kết luận thanh tra đối với cụm công nghiệp Dương Liễu, để có phương án phối hợp xử lý.
Ông Phùng Bá Nhân – Trưởng phòng Quản lý đô thị huyện Hoài Đức cho biết: “Căn cứ vào nội dung kết luận của Thanh tra thành phố và nội dung chỉ đạo của UBND TP thực hiện chỉ đạo kết luận thanh tra, chúng tôi sẽ tiếp tục tham mưu UBND huyện cụ thể hóa các kế hoạch này để tổ chức thực hiện và xử lý nghiêm các vi phạm nếu có”.
Một vấn đề đang nảy sinh trong quá trình xây dựng các cụm điểm công nghiệp là hiện nay chỉ có quy định về chiều cao công trình nhưng chưa có quy định pháp luật cụ thể về quy chuẩn, thiết kế kiến trúc mẫu điển hình đối với các công trình nhà xưởng, văn phòng trong cụm công nghiệp, dẫn đến việc các tổ chức, cá nhân thuê đất trong cụm công nghiệp xây dựng các công trình văn phòng giống biệt thự, nhà ở, gây khó khăn cho các cơ quan nhà nước trong công tác cấp phép, quản lý việc chấp hành pháp luật về đất đai, xây dựng tại cụm công nghiệp.
“Kiến nghị các cơ quan chức năng cần cụ thể hóa các nội dung về tiêu chuẩn, quy chuẩn, vật liệu, hình thái kiến trúc các loại hình nhà xưởng, nhà điều hành, làm cơ sở để quản lý tốt hơn trong thời gian tới. Đồng thời, để quản lý việc vận hành sử dụng, cần phải có sự tăng cường quản lý nhân hộ khẩu, làm sao tuyệt đối không để phát sinh trường hợp sinh sống, sinh hoạt tại các cụm công nghiệp này”, ông Phùng Bá Nhân kiến nghị.
Trước khi có kết luận Thanh tra của Thanh tra thành phố, vào ngày 22/9 vừa qua, UBND huyện cũng đã có kết luận số 3138 giao cho các phòng ban chức năng của huyện phối hợp với UBND xã Dương Liễu, Ban Quản lý cụm công nghiệp tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm về trật tự xây dụng trong cụm công nghiệp. Đến nay đã tháo dỡ được 16 công trình vi phạm, đang triển khai tháo dỡ đối với 14 trường hợp vi phạm còn lại, chủ yếu là lấn chiếm khoảng lùi. Về nội dung kết luận Thanh tra của Thanh tra thành phố, huyện sẽ tiếp tục phối hợp để xử lý nghiêm các công trình vi phạm.


Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.
Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.
Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.
Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.
Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.
Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương dừng lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch đô thị từ nay tới tháng 7 – thời điểm Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sửa đổi có hiệu lực.
0