Nhiều trường Đại học công bố lịch nghỉ Tết

Đến thời điểm hiện tại, nhiều trường đại học đã công bố lịch nghỉ Tết Quý Mão 2023.

Đại học Bách khoa Hà Nội cho sinh viên nghỉ Tết Nguyên đán 2023 từ 16/1 đến hết 29/1/2023 (25/12 đến hết 8/1 âm lịch).

Sinh viên tập trung tại Nhà văn hoá Thanh Niên (TP HCM), đợi lên chuyến xe miễn phí của Thành Đoàn TP HCM để về quê ở miền Trung đón Tết Nguyên đán, tháng 2/2021 . Ảnh:Mạnh Tùng.

Đại học Ngoại Thương, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, sinh viên được nghỉ 3 tuần, từ 16/1 đến hết 5/2 (25/12 đến 15/1 âm lịch).

Đại học Sư Phạm Hà Nội cho sinh viên nghỉ từ 16/1 đến 27/1.

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội nghỉ từ 14/1 đến hết 28/1 (23/12 đến 7/1 âm lịch)

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội nghỉ Tết từ 16/1 đến hết 29/1 (25/12 đến hết 8/1 âm lịch).

Theo kế hoạch đào tạo năm học 2022-2023 của trường Đại học Luật TP HCM, sinh viên được nghỉ Tết Nguyên đán 2023 bốn tuần, từ 14/1 đến hết 12/2/2023. Kỳ nghỉ bắt đầu ngay sau khi sinh viên thi hết học kỳ I. Hiện chưa có trường nào cho sinh viên nghỉ Tết âm lịch dài hơn mốc 30 ngày của Đại học Luật TP HCM.

Ông Trần Hoàng Hải, Quyền Hiệu trưởng trường Đại học Luật TP HCM, cho biết các trường đại học tự chủ được chủ động sắp xếp lịch nghỉ Tết căn cứ vào kế hoạch đào tạo và khung thời gian năm học. Theo ông Hải, sinh viên, giảng viên trường Đại học Luật TP HCM đến từ nhiều địa phương, trong đó có các tỉnh, thành phía Bắc.

Đại học Ngân hàng TP HCM hôm 11/11 thông báo dạy trực tuyến hai tuần sau Tết, từ 30/1 đến 12/2/2023. Giảng viên, sinh viên sử dụng hệ thống nội bộ LMS để học trực tuyến, lịch học được giữ nguyên như thời khóa biểu đã đăng ký. Tương tự, Đại học Kinh tế TP HCM cho sinh viên học trực tuyến từ ngày 9 đến 15/1 (trước Tết) và 30/1-5/2 (sau Tết). Với một số học phần đặc thù hoặc nội dung thực hành không phù hợp dạy trực tuyến, các trường yêu cầu giảng viên thống nhất với sinh viên về hình thức, thời gian dạy.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Tổng Bí thư Tô Lâm thống nhất chủ trương các trường tiểu học, THCS tổ chức dạy học 2 buổi/ngày tùy theo điều kiện của từng địa phương về cơ sở vật chất, tài chính và giáo viên.

Xây dựng các chương trình đào tạo mới, đón đầu yêu cầu phát triển kinh tế xanh, kinh tế số và thích ứng biến đổi khí hậu là nhiệm vụ trọng tâm được lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường giao cho Trường Đại học Thủy Lợi.

Phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng chia sẻ trách nhiệm” là giải pháp của ngành Giáo dục Thủ đô nhằm khắc phục sự chênh lệch về chất lượng giáo dục giữa các trường vùng ngoại thành và nội thành.

Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng nhà giáo nhằm giải quyết những bất cập trong sử dụng và quản lý đội ngũ nhà giáo trong thời gian qua.

Một dự án của học sinh Hà Nội sẽ tham dự cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2025, diễn ra tại Mỹ.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội khẳng định sẽ không để xảy ra tình trạng phụ huynh phải xếp hàng nộp hồ sơ tuyển sinh vào lớp 1 năm học 2025–2026.