Nhiều thay đổi trong quy chế tuyển sinh đại học từ 2025
Trao đổi với phóng viên Đài Hà Nội, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy cho biết: "Từ dự thảo công bố và tiếp thu ý kiến góp ý, quy chế chính thức sẽ có những điều chỉnh so với dự thảo công bố lấy ý kiến trước đó. Tuy nhiên, những thay đổi hay điểu chỉnh này không quá lớn, đều đảm bảo quyền lợi cho thí sinh. Thí sinh yên tâm tham gia vào kỳ tuyển sinh".
Cụ thể, từ năm 2025 sẽ không còn xét tuyển sớm và tất cả tuân theo quy trình xét tuyển chung trên hệ thống của Bộ GD-ĐT. Riêng xét tuyển thẳng được thực hiện theo đúng quy chế của Bộ GD-ĐT dành cho các thí sinh thuộc diện tài năng, xuất sắc, vượt trội.
Đối với xét tuyển bằng quả học tập THPT (học bạ), điểm mới trong quy chế tuyển sinh năm nay sẽ phải sử dụng kết quả của cả năm học lớp 12. Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, điều này nhằm tác động ngược trở lại tới giáo dục phổ thông. Những mùa tuyển sinh trước, các trường đại học chỉ dùng kết quả học tập từ 3-5 học kỳ để xét tuyển, dẫn đến việc học sinh bỏ lỡ kiến thức quan trọng nhất của lớp 12, vốn là năm bản lề và là nền tảng để tiếp tục bước vào giai đoạn học tập sau này.

Một số điểm mới khác, đáng lưu ý theo quy chế năm nay là: các cơ sở đào tạo cần quy đổi tương đương điểm trúng tuyển giữa các phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển; các trường có thể quy đổi kết quả các chứng chỉ ngoại ngữ (theo danh mục của quy chế thi tốt nghiệp THPT) thành điểm ngoại ngữ để xét tuyển; điểm cộng ưu tiên của mỗi thí sinh không vượt quá 10% mức điểm tối đa (điểm cộng này là sau khi đã cộng điểm ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng), đồng thời tổng điểm xét của thí sinh không vượt quá mức điểm tối đa.
Ngoài ra, quy chế tuyển sinh bỏ yêu cầu về việc mỗi ngành/chương trình đào tạo chỉ có tối đa bốn tổ hợp xét tuyển. Từ năm 2026, các môn chung giữa các tổ hợp xét tuyển chiếm tối thiểu 50% trọng số điểm xét tuyển.
Khác với dự thảo, năm nay, các quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào các ngành sư phạm và sức khỏe giữ nguyên như quy chế hiện hành, chưa thay đổi.
“Quy chế tuyển sinh mới sẽ tháo gỡ những bất cập tuyển sinh, đáp ứng yêu cầu của những đổi mới trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tạo tác động tích cực tới việc dạy và học ở cấp trung học phổ thông cũng như tăng sự công bằng cho các thí sinh khi tham gia xét tuyển”, bà Thủy nhấn mạnh.


Hơn 2.000 học sinh đến từ các trường THPT và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn huyện Đan Phượng đã tham gia chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025”.
Chủ đề: Phân tích dạng bài Đọc hiểu số 1 và luyện tập. Giáo viên Lê Phương Lan -Trường THPT chuyên Sơn Tây - Hà Nội.
Mùa tuyển sinh năm nay, Học viện Báo chí và Tuyên truyền chính thức bỏ xét tuyển tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa) ở phương thức xét học bạ và xét điểm thi tốt nghiệp THPT.
Chủ đề: Phương pháp tọa độ trong không gian. Giáo viên Phạm Anh Toàn - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai.
Năm 2025 là năm đầu tiên học sinh lớp 9 thi vào lớp 10 công lập theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Đề thi các môn Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh đều có điểm mới so với những năm trước.
Nhiều hoạt động đồng hành tại các nhà trường ở Hà Nội đã được triển khai, nhằm chuẩn bị tốt nhất mọi mặt cho học sinh lớp 9 bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2025 – 2026.
0