Nhiều rào cản khiến doanh nghiệp tư nhân 'chậm lớn'
Công ty TNHH May mặc Dony đã phát triển được 16 năm. Trong đó, 8 năm đầu đơn vị đã phải loay hoay để có những đơn hàng xuất khẩu đầu tiên. 8 năm sau đó, khó khăn cũng không ít để duy trì quy mô nhà máy với khoảng 70 lao động và có đơn hàng đều như hiện nay.
Ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Công ty TNHH May mặc Dony cho biết: “Để có thể vay vốn từ ngân hàng thì phải có tài sản thế chấp, tuy nhiên là doanh nghiệp nhỏ, chưa có tích lũy về tài chính thì không có nhiều tài sản để thế chấp. Đây là khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp đã và đang gặp phải".
Ngoài gặp khó về nguồn vốn, nhiều doanh nghiệp tư nhân còn gặp rất nhiều rào cản về thủ tục hành chính. Việc tiếp cận các chính sách ưu đãi, nguồn lực đất đai cũng không hề dễ dàng.
Ông Lê Hữu Nghĩa, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xây dựng Lê Thành cho biết: “Khi chúng ta vướng, chúng ta nhìn thấy hai vấn đề. Một là vướng về pháp luật nhưng tại thời điểm này tôi thấy pháp luật chỉ vướng khoảng 30%. Vấn đề thứ hai là vướng về con người, quy trình cũng như cách xử lý".
Ông Jonathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) cho rằng, các doanh nghiệp tư nhân hiện chưa được quan tâm đúng mức và hạn chế nhiều.
Theo các chuyên gia, những điểm nghẽn này đang kìm hãm khiến các doanh nghiệp trong khối tư nhân "chậm lớn", thậm chí không muốn lớn. Chỉ khi dọn được bớt thủ tục, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, doanh nghiệp tư nhân mới có điều kiện thuận lợi để phát triển.
Ông Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế cho rằng: “Thủ tục của chúng ta vô cùng phức tạp, chính vì thế mà Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu phải giảm 30% thủ tục hành chính là như vậy. Tôi nghĩ cần phải làm quyết liệt khâu này”.
Ông Đinh Hồng Kỳ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM bày tỏ quan điểm: “Tâm lý chúng ta gọi là 'sính ngoại' trong vấn đề đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Đành rằng FDI là đòn bẩy rất lớn đối với nền kinh tế Việt Nam, nhưng việc tạo ra một sân chơi công bằng giữa doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam với doanh nghiệp FDI cũng là nền tảng để nền kinh tế tư nhân của Việt Nam phát triển”.
Khi nguồn lực được khơi thông, khu vực kinh tế tư nhân được kỳ vọng có thể tăng cả về số lượng và đóng góp cho nền kinh tế từ mức trên 50% GDP như hiện nay lên 65-70% giai đoạn tiếp theo.
Giá vàng trong nước hôm nay 11/5 neo quanh ngưỡng 120 -122 triệu đồng/lượng.
Các chuyên gia cho rằng, việc thể chế hóa Nghị quyết 68 không thể quá kéo dài thời gian, cần phải rất nhanh, khẩn trương và mạnh mẽ, để kinh tế tư nhân thực sự cất cánh.
Bước vào mùa hè, nhiều doanh nghiệp bán lẻ đang tăng tốc triển khai loạt chương trình khuyến mãi tập trung để kích cầu tiêu dùng.
UBND thành phố Hà Nội vừa công bố kế hoạch thực hiện chỉ thị của Thủ tướng về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
"Gã khổng lồ" công nghệ Google của Mỹ đã đồng ý trả 1,375 tỷ USD trong một thỏa thuận dàn xếp với bang Texax liên quan tới cáo buộc vi phạm quyền riêng tư dữ liệu của người dùng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 9/5 ngụ ý về việc có thể giảm mức thuế bổ sung với hàng hóa Trung Quốc từ mức 145% hiện nay xuống còn 80%. Tuyên bố của ông chủ Nhà Trắng được đưa ra ngay trước thềm cuộc tiếp xúc cấp cao giữa Washington và Bắc Kinh về vấn đề thương mại tại Geneva, Thụy Sĩ.
0