Nhiều hoạt động văn hoá trong Ngày hội Lân Huế năm 2022
Ngày hội Lân Huế năm 2022 là một hoạt động văn hóa, thể thao góp phần duy trì, bảo tồn, phát triển bộ môn nghệ thuật lân sư rồng truyền thống.

Diễn ra trong hai ngày 3 - 4/9, ngày hội thu hút sự tham gia của 17 đội lân đến từ các tỉnh, thành trong cả nước, tham gia biểu diễn thi đấu ở hai nội dung Địa bửu và Mai hoa thung.
Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh, “Ngày hội Lân Huế năm 2022” là chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động sự kiện của Lễ hội mùa Thu với chủ đề "Thu quyến rũ", trong khuôn khổ Festival Huế 2022 và chào đón Quốc khánh 2/9.

Điểm nhấn được nhiều người quan tâm trong Ngày hội Lân Huế năm 2022 là nội dung biểu diễn thi đấu Mai hoa thung và Địa bửu. Nếu phần thi “Địa bửu” hứa hẹn làm cho mọi người phải trầm trồ bởi sự tinh tế trong từng chuyển động, điêu luyện trong lối biểu diễn thì những tiết mục “Mai hoa thung” lại mang đến không khí sôi động, kịch tính và đầy bất ngờ với những pha trình diễn mạo hiểm trên cao; hứa hẹn mang đến cho du khách và người dẫn những màn biểu diễn mãn nhãn, hấp dẫn.
Ngày hội Lân Huế năm 2022 không chỉ là một hoạt động văn hóa, thể thao góp phần duy trì, bảo tồn, phát triển bộ môn nghệ thuật lân sư rồng truyền thống của Việt Nam mà còn là món quà độc đáo mà ngành Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế dành tặng người dân địa phương và du khách ghé thành phố thăm Huế trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh và Tết Trung thu.

Lân sư rồng là khơi mở cho những điềm lành, vạn sự hanh thông. Những màn biểu diễn mùa lân đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân tại Thừa Thiên - Huế và nhiều vùng miền trên cả nước.
Sau lễ khai mạc đã diễn ra chung kết nội dung Mai hoa thung với 7 đội thi, gồm Miếu 7 bà tỉnh An Giang; Tứ Câu thành phố Đà Nẵng; Vũ Miên thành phố Đà Nẵng; Bạch Ngọc Đường tỉnh Thừa Thiên - Huế; Tài Bảo Đường thành phố Đà Nẵng; Tứ Kỳ - Hà Nội và Quang Nghệ tỉnh Bình Dương.


Ngày 29/11/2022, tại phiên họp của Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 17 của UNESCO, di sản Nghệ thuật làm gốm của người Chăm chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Sáng 29/11, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc gia “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới”.
Chiều 28/11, UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Hiệp hội ẩm thực Việt Nam -Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, tổ chức không gian tinh hoa ẩm thực tôm và muối Bạc Liêu, trong đó công bố xác lập kỷ lục Việt Nam về 122 món ăn được chế biến từ tôm và muối.
Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ VIII - năm 2022 với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú trải dài từ tháng 10 cho đến hết tháng 12 trên khắp vùng cao nguyên đá nhằm mục đích quảng bá và thúc đẩy du lịch Hà Giang. Du khách đến với lễ hội ngoài việc được thưởng ngoạn vẻ đẹp của hoa tam giác mạch còn được tham quan, khám phá những nét đẹp đặc trưng của văn hóa và con người nơi cao nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ và nên thơ.
Ngày 27/11, tại Bạc Liêu khai mạc “Không gian Hội tụ tinh hoa Di sản văn hóa phi vật thể đại diện các vùng, miền”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa – Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022.
Tối 26/11, tại huyện Đồng Văn (Hà Giang), Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ VIII - năm 2022 đã chính thức khai mạc. Lễ hội hoa tam giác mạch năm nay mang chủ đề “Sức sống cao nguyên đá”, nhằm mục đích quảng bá và thúc đẩy du lịch Hà Giang.
0