Nhiều doanh nghiệp chốt quyền nhận cổ tức vào cuối tháng 9

Từ ngày 23/9 đến 27/9, thị trường chứng khoán có 35 doanh nghiệp chốt ngày giao dịch không hưởng quyền để nhận cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu.

Công ty cổ phần Cơ khí Phổ Yên (Fomeco - Mã: FBC) có tỷ lệ cổ tức cao nhất, chi trả 200% bằng tiền mặt (1 cổ phiếu nhận 20.000 đồng), với tổng chi phí là 74 tỷ đồng.

Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer – MCH) chốt ngày giao dịch không hưởng quyền vào 26/9 để trả cổ tức bổ sung năm 2023 với tỷ lệ 168%, dự kiến chi khoảng 12.200 tỷ đồng.

Công ty cổ phần Xếp dỡ và Dịch vụ Cảng Sài Gòn (Sasteco - Mã: SAC) chốt ngày 30/9 để nhận cổ tức lũy kế năm 2023, với tỷ lệ 70,65%, cần chi gần 28 tỷ đồng.

Tổng Công ty cổ phần Công trình Viettel (Viettel Construction - CTR) sẽ trả cổ tức 27,2% vào cuối tháng 9. Vinamilk (VNM) sẽ trả cổ tức đợt cuối năm 2023 và tạm ứng năm 2024, với tổng tỷ lệ 24,5%, cần chi hơn 4.900 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp này đều có truyền thống trả  cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ cao, duy trì việc chi trả đều đặn cho cổ đông.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sáng 19/4 đã tổ chức Hội thảo “Thuế đối ứng của Hoa Kỳ và ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam”.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã công bố biểu phí đối với các tàu do Trung Quốc đóng cập cảng Mỹ từ ngày 17/4.

Mùa hè là thời điểm giải nhiệt tăng mạnh, khiến thị trường đồ uống bắt đầu sôi động hơn.

148 nhà cung cấp nước ngoài gồm các tập đoàn như Google, Meta, Microsoft, TikTok...đã thực hiện đăng ký, kê khai và nộp thuế với số tiền hơn 2.800 tỷ đồng trong quý I/2025.

Trước diễn biến giá vàng liên tục tăng cao, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã có ý kiến chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ động ngăn chặn việc trục lợi, thao túng, làm giá, đầu cơ... trên thị trường vàng.

Thách thức từ chính sách thuế quan là cơ hội để Việt Nam tiến tới một hiệp định thương mại tự do với Mỹ.