Nhiều chuyển biến tích cực trong Lễ hội xuân Giáp Thìn
Những chuyển biến rõ rệt mùa lễ hội Giáp Thìn 2024
Không còn tình trạng chèo kéo khách đi đò, không ép giá, không chở quá số người quy định. Gần 4.000 đò vận chuyển khách trong lễ hội chùa Hương năm nay đã được đưa vào Hợp tác xã quản lý, thay vì chủ đò tự đón khách như những năm trước.
Chị Nguyễn Thị Chiến - Lái đò khu vực chùa Hương, Mỹ Đức, Hà Nội chia sẻ: "Chúng tôi không phải đi đón khách nữa, HTX làm như này rất là công bằng, chúng tôi làm thế này cũng nhàn hơn nhiều".

70% giá trị vé đò được trả cho người lao động, 30% đóng thuế và phí quản lý. Đò được đánh số, lắp ghế, sơn màu đồng bộ. Việc thay đổi mô hình mới đã tạo thuận lợi cho du khách đến du xuân tại Lễ hội chùa Hương năm nay.
Chị Trần Thị Thu Hoài - Du khách chia sẻ : "Hôm nay tôi đi đường rất là thuận lợi. cứ nghe mọi người nói là tắc thế này thế khác, nhưng từ khi đến chỗ điểm soát vé là chúng tôi đã được đi xe điện, rồi lên cáp treo rất là thông thoáng".

Tại Lễ hội đền Trần, tỉnh Nam Định năm nay tình trạng chen lấn, xô đẩy khi xin lộc ấn cũng không còn. Thực tế, từ vài năm nay, nhờ công tác tuyên truyền , người dân đã hiểu đầy đủ hơn về ý nghĩa của Lễ hội Khai ấn đền Trần. Ban Tổ chức cũng bố trí khu phát ấn hợp lý, thuận lợi, người dân không phải chờ đợi lâu.
Bà Lương Thị Hoài Thu, thành phố Hà Nội chia sẻ: "Năm nay đi mình thấy rất là vui thời tiết thì cũng đẹp, ban tổ chức cũng tạo điều kiện cho du khách thập phương về lấy ấn việc lấy ấn rất dễ dàng không phải chen chúc xô đẩy như mọi năm".

Ông Nguyễn Đức Bình, Trưởng Ban quản lý Khu di tích lịch sử đền Trần - chùa Tháp cho biết : "Hiện tượng chen lấn xô đẩy như những năm trước đã không còn, người dân đi dự lễ và nhận lộc ấn hết sức thoải mái không có trở ngại nào trong quá trình nhận ấn lộc đầu xuân".
Vẫn còn những hình ảnh chưa đẹp
Tuy nhiên, dù công tác quản lý lễ hội năm nay đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhưng ở một số nơi, vẫn còn những hình ảnh chưa đẹp. Dọc con đường dẫn vào đền Bảo Lộc, tỉnh Nam Định, các dịch vụ đổi tiền lẻ, mua bán ấn đã được đóng dấu sẵn với đủ các mức giá.

Thậm chí, ngay trong Cung cấm, một bộ ấn và bùa hộ mệnh được phát giá công khai là 250 nghìn đồng. Ngay sau khi thông tin được phản ánh trên báo chí, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định đã cùng Công an tỉnh làm việc với Ban quản lý đền, yêu cầu dừng các hoạt động mua bán ấn, bùa hộ mệnh, đổi tiền lẻ… tại đây.
Từ nay cho đến hết tháng Giêng, nhiều lễ hội xuân trên cả nước tiếp tục được diễn ra, thu hút lượng lớn du khách tại các điểm văn hóa tâm linh, dễ xảy ra hình ảnh phản cảm, làm xấu hình ảnh di tích, lễ hội. Tuy nhiên, đánh giá chung công tác quản lý lễ hội năm nay thực sự đã có nhiều chuyển biến tích cực hơn những mùa lễ hội các năm trước.


Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.
Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.
Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách.
Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.
Chương trình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc do UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức diễn ra từ ngày 18/4 đến ngày 20/4 tại Phố sách Hà Nội (phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm).
Festival Phở năm nay quy tụ hơn 50 gian hàng của các doanh nghiệp, thương hiệu ẩm thực phở khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.
0