Nhật Bản sắp phóng vệ tinh bằng gỗ đầu tiên thế giới
Vệ tinh mang tên LignoSat, là sản phẩm hợp tác giữa Đại học Kyoto và công ty khai thác gỗ Sumitomo Forestry.
LignoSat có kích thước nhỏ gọn, tương đương lòng bàn tay, được làm từ gỗ honoki - loại gỗ nổi tiếng về độ bền và khả năng chống nứt gãy. LignoSat dự kiến sẽ bay vào quỹ đạo cách Trái Đất khoảng 400 km, lưu lại trên quỹ đạo trong 6 tháng để thử nghiệm khả năng chịu đựng nhiệt độ khắc nghiệt, dao động từ -100 đến 100 độ C trong chu kỳ 45 phút.
Các nhà nghiên cứu hy vọng việc sử dụng gỗ cho vệ tinh sẽ là giải pháp thân thiện hơn cho các sứ mệnh trong tương lai lên Mặt Trăng và sao Hỏa, bởi gỗ ít gây ô nhiễm hơn kim loại trong quá trình phân hủy khi vệ tinh rơi trở lại khí quyển.


Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban thành thông tin quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện, tạo nền tảng cho hạ tầng truyền dẫn tốc độ siêu cao, góp phần phát triển 5G.
Gần một trăm robot hình người đang học cách làm bánh sandwich, lau quầy và cắm hoa trong suốt 17 giờ/ngày tại một nhà kho ở ngoại ô thành phố Thượng Hải, Trung Quốc.
AI là một phần không thể thiếu trong quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp, tuy nhiên cần phải đánh giá, nhận biết được rõ những ưu, khuyết điểm còn tồn tại của công nghệ AI để tận dụng “cơ hội vàng” mà AI đem lại.
Thông tin Việt Nam thí điểm có kiểm soát triển khai dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp đã thu hút được sự quan tâm của các chuyên gia thuộc lĩnh vực viễn thông, đặc biệt là những chuyên gia thuộc lĩnh vực kỹ thuật truyền thông.
Tỷ phú Elon Musk thông báo một loại chip não mới mang tên Blindsight do Neuralink phát triển nhằm khôi phục thị lực cho người khiếm thị sẽ được sử dụng lần đầu tiên trong năm nay.
Ban Chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ tham gia ý kiến về các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án liên quan đến phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
0