Nhật Bản muốn tiếp nhận lao động Việt Nam

Nhật Bản đang có nhu cầu nhân lực rất lớn ở 12 ngành là sản xuất thực phẩm - đồ uống, xây dựng, chế tạo máy - vật liệu - điện hoặc thông tin điện tử, bảo dưỡng ô tô, công nghiệp đóng tàu - thiết bị hàng hải, nông nghiệp, ngư nghiệp, chăm sóc - điều dưỡng, vệ sinh tòa nhà, hàng không, dịch vụ lưu trú, phục vụ ăn uống.

Chiều 19/3, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đồng tổ chức Hội thảo “Tiên phong trong nỗ lực dịch chuyển lao động quốc tế giữa Nhật Bản và Việt Nam”.

Ông Ishii Chikahisa, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam phát biểu.

Từ tháng 4/2024, bên cạnh kỳ thi kỹ năng đặc định trong lĩnh vực nông nghiệp và chăm sóc điều dưỡng, Nhật Bản dự kiến sẽ tổ chức kỳ thi kỹ năng đặc định trong lĩnh vực bảo dưỡng ô tô, dịch vụ lưu trú và kỳ thi năng lực tiếng Nhật cơ bản tại Việt Nam.

Theo Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam Ishii Chikahishi, nhân lực Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong kinh tế Nhật Bản. Hiện có khoảng 520.000 lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản theo chương trình kỹ năng đặc định, chiếm hơn 53% tổng số lao động nước ngoài. Trong 10 năm, số lao động Việt Nam tại Nhật Bản đã tăng 8 lần.

Bí thư Ishii Chikahisa đánh giá lao động Việt chăm chỉ, chịu khó. Nếu người lao động muốn tham gia chương trình kỹ năng đặc định, cần trau dồi năng lực tiếng Nhật, kiến thức kỹ năng nghề.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo đoạn clip từ camera nhà dân trên đường Nguyễn An Ninh, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi lại, trong lúc chơi bóng trên vỉa hè, một cháu bé đã vô tình để quả bóng lăn ra lòng đường gây tai nạn nghiêm trọng cho người đi đường.

Tại những thành phố lớn như Hà Nội, lượng phương tiện đông, nên việc các xe tùy tiện "điền vào chỗ trống", đi sai làn đường là điều không hiếm gặp trên đường.

Hàng trăm người dân Đồng Nai đã có mặt tại ga Biên Hòa vào rạng sáng 20/4 để đón chào đoàn tàu đặc biệt chở các chiến sĩ trong đội hình Nghi lễ của Quân đội hành quân từ Bắc vào Nam.

Bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh, cầu thị trong việc khắc phục những sai sót, ngành Đăng kiểm đang từng bước lấy lại niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.

UBND TP Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cầu vượt qua nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6. Với quy mô 4 làn xe, dài gần 900m, cầu vượt thép được xây dựng theo hướng đường Lê Trọng Tấn - đường Văn Khê. Tổng mức đầu tư dự kiến là gần 880 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2026-2028.

Bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, cầu thị trong việc khắc phục những sai sót, ngành đăng kiểm đang từng bước lấy lại niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.