Nhật Bản lo ngại về phân loại thực phẩm chức năng
Công ty dược phẩm Kobayashi có trụ sở tại Osaka đã thu hồi nhiều sản phẩm, bao gồm cả thực phẩm bổ sung "Beni-koji choleste-help", được bán trên thị trường để giảm cholesterol, sau khi thực phẩm bổ sung có chứa gạo men đỏ, hay còn gọi là "beni-koji", có khả năng gây hại cho sức khỏe.
Tính đến ngày 29/3 đã có báo cáo về 5 trường hợp tử vong và hơn 100 trường hợp nhập viện liên quan đến các sản phẩm này, với gần 700 người đang tìm kiếm hoặc có ý định tìm kiếm sự tư vấn y tế.
Sự cố này đã làm dấy lên mối lo ngại đáng kể trong công chúng Nhật Bản về việc phân loại thực phẩm chức năng y tế của nước này, đặc biệt là hệ thống ghi nhãn được đưa ra vào năm 2015, cho thấy nó có thể mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp nhưng gây tổn hại đến sự an toàn của người tiêu dùng.

Trước năm 2015, Nhật Bản phân loại thực phẩm chức năng tốt cho sức khỏe thành hai nhóm chính: “Thực phẩm dành cho mục đích sức khỏe cụ thể” và “Thực phẩm chức năng dinh dưỡng”. Năm 2015, Cơ quan Các vấn đề Người tiêu dùng (CAA) của Nhật Bản đã phát động sáng kiến ghi nhãn "Thực phẩm có Công bố Chức năng" (FFC). Hệ thống mới này cho phép các công ty như Kobayashi đánh giá và ghi lại một cách độc lập các lợi ích sức khỏe cũng như thuộc tính chức năng của sản phẩm trước khi tiếp thị mà không cần phải có sự chấp thuận của cơ quan chính phủ Nhật Bản.
Nhiều người dân Tokyo đã chỉ trích cách thức hoạt động của hãng dược Kobayashi.
Việc ghi nhãn chức năng thực phẩm' của Kobayashi chỉ yêu cầu nộp hồ sơ đăng ký, cho phép công ty tự kiểm chứng độ an toàn. Điều này thiếu khách quan và ẩn chứa rủi ro. Thực phẩm chức năng có lợi cho cơ thể. Nhưng nếu thành phần mơ hồ, không tìm hiểu kỹ lưỡng và phân tích, các vấn đề tương tự có thể phát sinh - một người dân thành phố Tokyo bày tỏ lo ngại.
Hệ thống quản lý của Kobayashi còn thiếu sót. Họ có thể đã không điều tra các báo cáo ban đầu một cách nghiêm túc, dẫn đến việc công bố thông tin ra công chúng bị trì hoãn, một người khác bức xúc.
Nhiều người đã lên tiếng lo ngại rằng một số tập đoàn lớn của Nhật Bản quá chú trọng đến lợi ích kinh tế mà bỏ qua sự an toàn.


Bộ trưởng Tư pháp Thái Lan cho biết đã bắt giữ 4 nghi phạm thuộc công ty xây dựng chịu trách nhiệm thi công tòa nhà chọc trời bị sập ở Bangkok trong trận động đất hôm 28/3.
Israel đang xem xét khả năng tiến hành một “cuộc tấn công có giới hạn” nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, bất chấp việc Washington từ chối ủng hộ hành động quân sự này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.
Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.
Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.
0