Nhật Bản khan hiếm gạo
Tình trạng khan hiếm khiến người dân nước này lo ngại giá gạo tăng cao, khi nhiều cửa hàng, siêu thị ở thủ đô Tokyo thậm chí không còn gạo để bán.
Đợt nắng nóng kỷ lục và lượng mưa thấp vào năm 2023 đã kìm hãm sự phát triển của nhiều loại cây trồng, bao gồm cây ăn trái, rau và lúa. Điều này đã dẫn đến việc giảm sản lượng và giá tăng mạnh trong năm nay.
Ông Hidehisa Shinohara, một chủ cửa hàng gạo ở thủ đô Tokyo, cho biết ông chưa bao giờ thấy lượng gạo dự trữ thấp như vậy, hiện cửa hàng của ông chỉ còn chưa đến một nửa lượng gạo dự trữ so với những năm trước. Nhiều loại gạo thường có sẵn trong năm nay thì không còn nữa.
Theo số liệu mới nhất từ Bộ Nông nghiệp Nhật Bản, giá gạo đã tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái, gây thêm áp lực cho tài chính hộ gia đình. Trước tình hình này, nhiều người tiêu dùng đã tìm đến các cửa hàng khác nhau với hy vọng có thể mua với giá cả phải chăng hơn.

Bộ Nông nghiệp Nhật Bản cho rằng tình trạng thiếu hụt là do nhu cầu tăng cao từ ngành dịch vụ và thực phẩm, vốn vẫn đang trong quá trình phục hồi sau tác động của đại dịch COVID-19. Ngoài ra, một phần nguyên nhân là do lượng khách du lịch đến Nhật Bản thời gian qua tăng. Theo cơ quan Du lịch Nhật Bản, việc thưởng thức đồ ăn ở đất nước mặt trời mọc được xếp hạng số 1 trong danh sách những điều khách du lịch muốn làm khi đến quốc gia này.
“Tôi nghĩ giá sẽ vẫn ở mức cao do chi phí sản xuất tăng. Nông dân Nhật Bản đã nhiều lần phàn nàn rằng họ không thể trang trải cuộc sống với mức giá của năm ngoái. Với tình hình nguồn cung có thể sẽ tiếp tục thiếu hụt trong những năm tới, chúng tôi cũng mất nhiều chi phí hơn để đảm bảo các lô hàng ổn định”, ông Hidehisa Shinohara cho biết thêm.
Tình trạng khan hiếm gạo dự kiến sẽ được giải quyết một phần vào cuối tháng 8 này, khi nông dân Nhật Bản hoàn tất vụ thu hoạch năm nay và phân phối gạo mới ra thị trường. Tuy nhiên, với tình hình nắng nóng khắc nghiệt liên tục diễn ra trong mùa hè, nhiều ý kiến lo ngại rằng lượng gạo dự trữ của Nhật Bản có thể tiếp tục giảm, kéo theo giá gạo tăng.
Do đó, về lâu dài, Tokyo cần có các biện pháp thích ứng để bảo vệ sản xuất lúa gạo khỏi tác động của biến đổi khí hậu, đồng thời bảo đảm nền tảng an ninh lương thực cho quốc gia này.


Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.
Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.
Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.
Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình trong ngày 19/4 tại thành phố New York và nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) mới đây cho biết, quốc gia này đã xây dựng một hệ thống công nghiệp trí tuệ nhân tạo toàn diện, với năng lực tính toán đứng vào hàng top thế giới.
0