Nhanh chóng tháo gỡ khó khăn phát triển nhà ở xã hội

Năm 2024 đi qua, cả nước mới thực hiện được 16% kế hoạch phát triển NƠXH - một con số quá khiêm tốn. Mặc dù truyền thông được đẩy mạnh nhưng việc phát triển Nhà ở xã hội thời gian qua lại chưa được như mong muốn.

Quá nhiều khâu, nhiều thủ tục chính là rào cản khiến các doanh nghiệp dù qui mô lớn hay nhỏ đều cho rằng: Nhiều dự án NƠXH còn lâu hơn nhà ở thương mại và ngay cả với các thủ tục ưu đãi dành riêng cho NƠXH.

Ông Phạm Thiếu Hoa - Chủ tịch Vinhomes cho biết: “Dù không phải đóng thuế đất nhưng vẫn phải qua các thủ tục thẩm định, thẩm tra nên nhiều khi thủ tục cho các dự án NƠXH còn lâu hơn các dự án thương mại”.

Thực tế cho thấy ở các dự án: để có mặt bằng sạch sẽ mất thời gian lâu nhất bởi phụ thuộc các yếu tố khách quan, trong khi nguồn vốn chỉ là nỗi lo thứ yếu của doanh nghiệp.

Do vậy, việc tham gia mạnh mẽ của chính quyền địa phương trong thực hiện qui hoạch, GPMB để giải quyết vướng mắc về thủ tục pháp lý là yếu tố cần thiết để đẩy nhanh tốc độ xây dựng NƠXH.

PV: GS.TS. Hoàng Văn Cường  - Uỷ viên Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho biết: “Những thủ tục để được phê duyệt, triển khai một dự án BĐS cho người thu nhập thấp còn phải qua nhiều công đoạn hơn so với 1 dự án BĐS thương mại. Do đó chúng ta rất cần phải giải quyết được các vấn đề về thủ tục pháp lý".

Theo kế hoạch vào ngày mai (6/3), Chính phủ sẽ tổ chức Hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Hội nghị được kết nối trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố. Một lần nữa các vấn đề nóng, những tồn tại, khó khăn như đã đề cập ở trên sẽ được các bên liên quan có cơ hội phản ánh, đối thoại.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cùng lãnh đạo nhiều Ban, Ngành sẽ lắng nghe và giải quyết để mục tiêu xây dựng 1 triệu căn NOXH sẽ thành hiện thực. Đây là chương trình an sinh đầy tính nhân văn, được cả hệ thống chính trị và người dân đồng lòng.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho biết: “Thực tiễn và yêu cầu cấp bách của Hiến định và chế độ xã hội của chúng ta nhân văn và hướng tới người dân. Đây là nội dung hết sức cấp bách Thông qua cái đề án này và chương trình này nó sẽ trở thành một nhiệm vụ chính trị, được sử hưởng ứng của cả người dân lẫn doanh nghiệp".

Hà Nội hiện là 1 trong những địa phương được đánh giá đi đầu trong xây dựng NƠXH. Năm 2025, Thành phố được giao hoàn thành hơn 4.600 căn, Đến năm 2030 là 56.200 căn hộ.

Những con số trên sẽ không dễ thực hiện và để vượt qua sẽ cần nhiều giải pháp như: Cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia đầu tư và đặc biệt là từng bước thực hiện thủ tục hành chính giao đất, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng, lựa chọn nhà đầu tư dự án nhà ở xã hội theo hướng rút gọn, bảo đảm nhanh chóng, thuận tiện.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.

Dự án bất động sản QMS Top Tower tại điểm giao phố Tố Hữu và phố Vũ Trọng Khánh, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm vừa công bố mở bán đợt cuối.

Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.

Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.

Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.

Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.