Nhà Trắng hủy lệnh đóng băng tài trợ liên bang

Văn phòng Quản lý và Ngân sách Nhà Trắng (OMB) ngày 29/1 đã hủy bỏ bản ghi nhớ về đóng băng các khoản tài trợ và khoản vay liên bang, chưa đầy hai ngày sau khi văn bản này dẫn tới những tranh cãi và các thách thức pháp lý trên khắp cả nước.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cho biết trên X rằng, mặc dù bản ghi nhớ đã bị hủy bỏ, nhưng sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump về việc đóng băng viện trợ nước ngoài vẫn có hiệu lực.

Trước đó, tối 27/1, Văn phòng Quản lý và Ngân sách Nhà Trắng công bố bản ghi nhớ về đóng băng các khoản viện trợ liên bang trước 17h ngày 28/1. Biên bản yêu cầu các cơ quan liên bang “dừng mọi hoạt động liên quan đến nghĩa vụ hoặc giải ngân mọi khoản hỗ trợ tài chính”.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ký hàng loạt sắc lệnh hành pháp sau nhậm chức (Ảnh: Getty).

Các quan chức chính quyền Mỹ cho biết, việc tạm dừng các khoản viện trợ liên bang là cần thiết, để xem xét liệu việc chi tiêu có phù hợp với các sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Donald Trump về các vấn đề như biến đổi khí hậu và các chương trình đa dạng, công bằng và hòa nhập hay không.

Nếu được thực hiện, lệnh đóng băng này có thể ảnh hưởng đến hoạt động tài trợ cho các tổ chức phi lợi nhuận, trường đại học, khoản vay cho doanh nghiệp nhỏ và các khoản tài trợ của chính quyền bang cũng như địa phương. Năm 2024, chính phủ Mỹ đã chi 3.000 tỷ USD cho các chương trình hỗ trợ liên bang.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cho biết, lệnh đóng băng tài trợ liên bang là một phần trong nỗ lực của Tổng thống Trump nhằm biến chính phủ thành nơi quản lý tốt tiền thuế của người dân.

Tuy nhiên, lệnh đóng băng đã gây tranh cãi. Chính quyền đã nhận được vô số cuộc gọi từ các nhà lập pháp và quan chức tiểu bang với những câu hỏi về tác động của lệnh đóng băng đối với bang của họ.

Thẩm phán liên bang Loren AliKhan ngày 28/1 đã yêu cầu chặn một phần lệnh đóng băng các khoản tài trợ liên bang.

Một liên minh gồm các tổng chưởng lý từ 23 bang do đảng Dân chủ lãnh đạo và Washington ngày 28/1 cho biết, họ có kế hoạch đệ đơn kiện để ngăn chặn lệnh đóng băng, với lý do nó vi hiến.

Những người chỉ trích cho rằng, động thái giữ lại tiền liên bang của OMB vi phạm Đạo luật Kiểm soát Tịch thu, đạo luật năm 1974 nêu rõ khuôn khổ khả năng của Tổng thống trong việc đóng băng một số khoản tiền nhất định do Quốc hội phân bổ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.

Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.

Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.

Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình trong ngày 19/4 tại thành phố New York và nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Donald Trump.

Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) mới đây cho biết, quốc gia này đã xây dựng một hệ thống công nghiệp trí tuệ nhân tạo toàn diện, với năng lực tính toán đứng vào hàng top thế giới.