Nhà đầu tư có nên 'lướt sóng' vàng thời điểm này?
Giá vàng thế giới giao dịch vượt lên mức 2.988 USD/ounce trong phiên ngày 14/3, kéo theo giá vàng miếng và vàng nhẫn trong nước tăng vọt lên trên 96 triệu đồng/lượng. Ở phiên cuối tuần, giá vàng duy trì ở mức gần 3.000 USD/ounce.
Tại thị trường trong nước, giá vàng thiết lập mốc kỷ lục mới khi vàng nhẫn đạt mức giá 94,8 - 96,1 triệu đồng/lượng ở hai chiều mua - bán.
Giá vàng SJC cũng niêm yết ở mức kỷ lục mới 94,1 - 95,6 triệu đồng/lượng.
Theo giới phân tích, hiện thị trường vàng đang trong giai đoạn biến động mạnh và chịu tác động từ nhiều yếu tố kinh tế - chính trị trên toàn cầu. Do vậy, nếu có ý định "lướt sóng" vàng, nhà đầu tư chưa hẳn kiếm được lợi nhuận và khá rủi ro. Hơn nữa, vàng cất trữ không phải là một kênh đầu tư, mà như là “tiền chết” và chỉ là nơi trú ẩn an toàn.
Các chuyên gia nhận định, mặc dù đà tăng của giá vàng thế giới đang được "hậu thuẫn" bởi nhiều yếu tố, song giá vàng cuối năm nay có thể chịu nhiều áp lực khi các yếu tố đang hỗ trợ thị trường dần trở nên suy yếu, dẫn đến hiện tượng đảo chiều.


Giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh, lên mức kỷ lục mới 120 triệu đồng/lượng khiến người dân đổ xô đi mua vàng, sẵn sàng xếp hàng dài để không bỏ lỡ cơ hội khi giá tiếp tục leo thang. Vậy, lời khuyên cho các nhà đầu tư trong thời điểm giá vàng lập đỉnh kỷ lục này là gì?
Giá bán vàng miếng SJC chạm mức kỷ lục mới ở 120 triệu đồng/lượng trong phiên sáng 18/4.
Chỉ trong hai ngày từ 15-17/4, giá vàng SJC tăng 9,5 triệu đồng/lượng lên mức 118 triệu đồng/lượng. Nguyên nhân nào khiến giá vàng tăng "chóng mặt" như vậy?
Giá vàng giao ngay đã tăng 3,1% lên 3.327,97 USD/ounce, sau khi đạt mức cao kỷ lục 3.332,89 USD trong phiên trước đó, tính đến 0h45 sáng 17/4 (theo giờ Việt Nam).
Giá vàng trong nước sáng 17/4 tiếp tục phá vỡ mức đỉnh lịch sử khi tăng lên 118 triệu đồng/lượng.
Giá bán vàng miếng SJC chạm mức kỷ lục mới ở 114,5 triệu đồng/lượng trong chiều ngày 16/4.
0