Nguyên nhân khiến cháy rừng bùng phát mạnh tại California

Hạt Los Angeles ở bang California của Mỹ đang trải qua đợt bùng phát cháy rừng dữ dội, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng và nhiều người bị thương nghiêm trọng, trong khi hơn 100.000 người phải đi sơ tán. Hơn 1.500 công trình bị phá hủy do các đám cháy lan rộng với tốc độ nhanh. Các chuyên gia đã chỉ ra ba nguyên nhân khiến đợt cháy rừng hiện nay đang ở mức nghiêm trọng chưa từng có tiền lệ.

Mùa đông ở California thường mang theo gió Santa Ana. Đây là những cơn gió khô và mạnh từ sa mạc rộng lớn phía Tây của Mỹ thổi vào miền Nam California. Những cơn gió này mang theo không khí khô và ấm, đẩy về phía bờ biển, ngược lại với không khí ẩm ướt thường xuyên từ đại dương Thái Bình Dương thổi vào khu vực này. Điều này khiến độ ẩm giảm xuống, làm khô thảm thực vật dễ cháy và kích thích ngọn lửa. Gió Santa Ana từng góp phần gây ra một số đám cháy tồi tệ nhất ở California.

Cùng với gió mạnh, tình hình thời tiết gần đây ở miền Nam California đã khiến cháy rừng dữ dội hơn. Hai mùa đông có lượng mưa lớn, đặc biệt là vào năm 2022 và 2023, đã khiến thảm thực vật phát triển mạnh mẽ trên khắp khu vực Los Angeles, nhưng mùa đông này lại cực kỳ khô hạn, khi phần lớn miền Nam California đang trong tình trạng hạn hán.

Ông John Dumas, nhà khoa học tại cơ quan thời tiết quốc gia Mỹ cho biết: “Vào tháng 1, chúng tôi chưa thấy có mưa ở Los Angeles. Đây là đợt khô hạn thứ hai kéo dài từ tháng 5 năm ngoái. Ngoài ra, gió rất mạnh để thổi bùng những đám cháy này một khi chúng bắt đầu. Tàn lửa bốc ra từ đám cháy khi có gió mạnh thực sự có thể bị thổi bay nhiều dặm về phía hạ lưu từ nơi đám cháy thực sự đang bùng phát. Vì vậy, đó là lý do khiến cháy rừng lan rộng rất nhanh”.

Mặc dù gió mạnh và điều kiện khô hạn đã làm các đám cháy ở Los Angeles trở nên nghiêm trọng hơn, nhưng tác động của cuộc khủng hoảng khí hậu đang khiến những đám cháy như vậy trở nên phổ biến và tàn khốc hơn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Mỹ và Trung Quốc đã thông báo về việc đạt thỏa thuận tạm đình chỉ các mức thuế đối ứng trong vòng 90 ngày kể từ ngày 14/5, để tiến hành đàm phán. Thỏa thuận tạm thời giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đã thổi bừng sinh khí cho thị trường toàn cầu.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 12/5 thông báo rằng, ông vẫn chưa nhận được hồi đáp từ phía Nga đối với đề nghị đàm phán trực tiếp vào ngày 15/5 tới ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Cuộc không chiến giữa Ấn Độ và Pakistan xảy ra ngày 7/5, khi Ấn Độ phát động chiến dịch Sindoor, được mô tả là một trong những trận không chiến lớn nhất kể từ khi Thế chiến II kết thúc. Sự kiện này cũng cho thấy các cuộc không chiến hiện đại giờ đây chủ yếu diễn ra ngoài tầm nhìn và radar được sử dụng để dẫn đường cho tên lửa, thay thế hoạt động quan sát bằng mắt thường của phi công.

Sân bay Srinagar - điểm giao thông quan trọng tại khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát đã mở cửa trở lại và đón các chuyến bay sau nhiều ngày bị gián đoạn vì giao tranh căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan.

Tình hình an ninh tại Thủ đô Tripoli của Libya xuất hiện những diễn biến căng thẳng sau khi một thủ lĩnh vũ trang có ảnh hưởng bị cho là đã thiệt mạng.

Núi lửa Kanlaon tại miền Trung Philippines đã bất ngờ phun trào vào rạng sáng nay, theo giờ địa phương, gây ra cột tro xám khổng lồ cao khoảng 3 km.