Nguồn cung bất động sản có tín hiệu khởi sắc
Tuy trải qua năm 2023 vô cùng khó khăn nhưng thị trường đang dần có những dấu hiệu phục hồi khi nhiều doanh nghiệp rục rịch tung hàng nghìn căn hộ ra thị trường đầu năm 2024. Trong quý I/2024 tại Hà Nội, CapitaLand sẽ khởi công dự án với vốn đầu tư lên đến 18.000 tỷ đồng, dự kiến cung cấp khoảng 4.000 căn hộ thuộc 9 tòa tháp.
Tập đoàn Gamuda Land cho biết trong quý II/2024 sẽ ra mắt dự án tại TP. Thủ Đức với số lượng 2.000 căn. Bên cạnh đó Tập đoàn Nam Long cũng dự kiến đưa ra thị trường hơn 3.000 sản phẩm bất động sản với mức giá vừa túi tiền dành cho người có nhu cầu ở thật. Theo thống kê từ các dự án đã có kế hoạch mở bán cho thấy số sản phẩm nhà ở mở bán vào năm 2024 dự kiến khoảng 29.300 sản phẩm, đưa tổng nguồn cung tích lũy của toàn thị trường năm 2024 lên 63.200 sản phẩm, tăng khoảng 34% so với năm 2023.
Trên nhiều tuyến phố tại Hà Nội, đặc biệt là ở phố cổ hay các "địa điểm vàng" để kinh doanh, tình trạng nhiều cửa hàng, mặt bằng đóng cửa, treo biển cho thuê tiếp tục diễn ra.
Chủ tịch UBND thị trấn Phú Xuyên và xã Hồng Thái (huyện Phú Xuyên) mới đây đã bị tạm đình chỉ điều hành để tập trung xử lý các vi phạm trong quản lý đất đai, trật tự xây dựng.
Trong khi đất đấu giá vẫn hút khách, giá cũng đang bị đẩy lên khá cao so với mặt bằng chung, thị trường giao dịch đất nền lại đang trái ngược hẳn, cho thấy cơn sốt ảo vẫn chưa chấm dứt.
Để thực hiện các dự án đầu tư phát triển, đảm bảo trật tự xã hội, UBND Thành phố yêu cầu các địa phương áp dụng chính sách làm tốt việc hỗ trợ đền bù, bố trí tái định cư trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực về đất đai, Nghị quyết số 68 của Bộ Chính trị yêu cầu cần có cơ chế, chính sách phù hợp kiểm soát biến động giá đất, nhất là giá đất sản xuất kinh doanh, phi nông nghiệp.
Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Ứng Hoà tiếp tục phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Lạc Việt tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 41 thửa đất tại thị trấn Vân Đình.
0