Người Tràng An - Người Hà Nội (ngày 22/01/2023)

Hà Nội, không chỉ là mảnh đất kinh kỳ, mà còn là nơi hội tụ, kết tinh văn hóa của các vùng miền. Đặc biệt, mỗi khi Tết đến - Xuân về, những nét đẹp trong văn hóa đó lại được phát huy và lan tỏa trong những nghi lễ truyền thống.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giữa một Hà Nội không ngừng phát triển, có những con người vẫn đang lưu giữ ký ức về một thời bao cấp. Không phải để níu kéo quá khứ, mà để trân trọng nó, để kể lại câu chuyện về một thời mà những ký ức giản dị nhất lại trở nên quý giá nhất, để nhắc nhớ những giá trị của Hà Nội xưa – một Hà Nội dung dị, trầm lắng, nhưng đầy thương yêu.

Những không gian đô thị đối lập ở Hà Nội tạo nên sự hấp dẫn đầy bí ẩn về chiều sâu văn hoá. Di sản trong lòng phố cổ được đánh thức và trở nên gần gũi hơn với cuộc sống hiện đại. Những giá trị xưa cũ vì thế vẫn luôn được tìm kiếm, được gìn giữ và được kể lại thông qua sự đối thoại giữa nơi chốn và con người.

Hơn cả một giảng viên, bác sỹ Nguyễn Anh Ngọc còn là một người truyền lửa. Những bài giảng của anh không chỉ có sự nghiêm túc, mà còn kèm cả những hướng dẫn dí dỏm, nhẹ nhàng để các học viên dễ hiểu, dễ tiếp thu.

Trải qua bao biến cố thăng trầm cùng lịch sử, thư pháp vẫn được các thế hệ người Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng giữ gìn và phát triển. Nó đã trở thành một một thú vui tao nhã, giúp con người dưỡng tâm, rèn tính, tìm thấy sự cân bằng trong nhịp sống hiện đại.

Cụ giáo Đặng Đình Thiêm vẫn đọc, viết, nghiên cứu mỗi ngày ở độ tuổi 90. Cụ giáo miệt mài trên hành trình lưu giữ những giá trị văn hóa, qua đó thể hiện tinh thần "Thân lão mà tâm không lão".

Ông Nguyễn Phương Sơn, hay còn được biết đến với cái tên Sơn Goodyear, đã chứng minh chất lượng vượt trội của sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần đưa nghề thủ công Việt Nam vươn ra thế giới.