Người tốt quanh ta (ngày 30/12/2022)
30/12/2022, 08:30
Ngày Sách Việt Nam (21/4) ra đời nhằm phát triển văn hóa đọc và tôn vinh những người góp phần tạo nên những trang sách ý nghĩa. Trong dòng chảy ấy, các thư viện sách tư nhân miễn phí, chẳng hạn như Thư viện Hạnh phúc ở Đan Phượng (thành lập tháng 7/2022), nổi lên như những hạt nhân quý giá.
Trong suốt gần 10 năm, cứ đều đặn vào sáng thứ Tư hàng tuần, nhóm thiện nguyện “Bếp cơm trái tim yêu thương” của anh Đỗ Ngọc Anh lại trở nên nhộn nhịp, tất bật khi các thành viên bắt đầu chuẩn bị những suất cơm ấm nóng cho những vị khách đặc biệt tại Bệnh viện K Tân Triều.
Trong cuộc sống thường nhật, có những người lặng lẽ cống hiến, không vì vinh quang hay sự công nhận, mà chỉ đơn giản là vì mong muốn làm cho thế giới quanh mình trở nên tốt đẹp hơn. Bà Trần Thị Hường – Xã Tiền Phong – Huyện Mê Linh là một trong số những người như thế.
Gần 50 năm sau chiến tranh, nữ cựu chiến binh thông tin Đoàn Thị Ngọc Lan (thôn Phúc Xuyên, xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ) vẫn miệt mài với những chuyến đi tri ân.
Những năm trước đây, hệ thống đường giao thông nông thôn của thôn Bằng Y, xã Sơn Đà, huyện Ba Vì chủ yếu là đường gạch đã xuống cấp và nhỏ hẹp. Đến nay, toàn bộ hệ thống đường giao thông trong thôn được bê tông hóa. Riêng trong năm 2024 vừa qua, người dân trong thôn Bằng Y đã đóng góp sức người, sức của để cùng với nguồn kinh phí hỗ trợ của nhà nước hoàn thành 3km đường bê tông
Nhóm Team Lee thành lập từ ngày 30/04/2022 với mục đích phục dựng ảnh liệt sĩ, nhằm tưởng nhớ, tri ân các liệt sĩ, xoa dịu nỗi đau chiến tranh. Thời gian đầu, nhóm chỉ có một số ít thành viên tại Hà Nội, đến nay đã có 17 bạn trẻ sinh sống, học tập và làm việc tại nhiều tỉnh, thành phố khác nhau tham gia.
Với sự năng động, nhiệt tình và giàu lòng nhân ái, bà Lê Thị Ngoan, Bí thư Chi bộ khu dân cư số 5 (phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân) đã tích cực tham gia xây dựng địa phương đoàn kết, phát triển, góp phần đưa khu dân cư nơi mình sinh sống trở thành đơn vị hạt nhân trong các hoạt động thi đua của địa phương và Thành phố.
Ở phường Thụy Khuê của quận Tây Hồ, Hà Nội, có một người đàn ông âm thầm cống hiến từng ngày cho cộng đồng bằng cả tấm lòng và trái tim ấm áp - đó là anh Nguyễn Quốc Phương.
Giữa nhịp sống hối hả của Thủ đô, có một nơi luôn sáng đèn suốt ngày đêm – nơi trái tim được hồi sinh, nơi niềm tin vào sự sống được thắp lên. Đó chính là Bệnh viện Tim Hà Nội – nơi không chỉ là địa chỉ tin cậy về chuyên môn tim mạch hàng đầu cả nước, mà còn là nơi hội tụ của những tấm lòng nhân hậu, của tập thể y bác sĩ tận tụy, giàu y đức, luôn đặt sinh mạng người bệnh lên trên hết.
Trong tập thể giáo viên của trường, cô giáo trẻ Trần Hồng Minh được xem như niềm tự hào của nhà trường về sự giỏi giang, năng động, nhiều sáng tạo, đạt nhiều khen thưởng của các cấp và đóng góp vào thành tích chung của trường. Đặc biệt, cô giáo Hồng Minh luôn được các học sinh yêu mến về sự nhiệt tình, tận tâm và nhiều chia sẻ.
Nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ của thị trường và thị hiếu của người chơi, từ nhiều năm nay ông Lê Văn Ngà, hội viên nông dân xã Tự Lập (huyện Mê Linh) đã chủ động đầu tư, xây dựng mô hình trồng hoa Ly phục vụ thị trường. Với diện tích hơn 60 ha, mỗi năm ông Ngà thu gần chục tỷ đồng tiền lãi, tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.
Phát huy phẩm chất Bộ đội cụ Hồ, những năm qua, ông Đào Xuân Trúc, Bí thư Chi bộ Tổ dân phố số 6, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng luôn gương mẫu học tập và làm theo Bác Hồ ở phong cách “nói đi đôi với làm”. Với những gì đã và đang làm, ông trở thành tấm gương sáng để cán bộ, hội viên và nhân dân trên địa bàn học tập.
Dưới sự dẫn dắt của hiệu trưởng Nguyễn Lệ Hằng, Hội đồng sư phạm nhà trường đặc biệt chú trọng đến việc rèn luyện đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm gắn liền với các sự kiện trọng đại của đất nước, giúp các em hiểu rõ hơn về lịch sử dân tộc, từ đó khơi dậy mạch nguồn truyền thống, bồi đắp lòng tự hào và tinh thần tự tôn dân tộc, tiếp lửa cho thế hệ trẻ hôm nay.
Cách đây vài năm, con đường trước nhà Ông Hoàng Văn Lai ở xã Tri Thủy – huyện Phú Xuyên chỉ rộng 4m, đường xấu làm xe cộ đi lại lại rất bất tiện. Gia đình ông Lai chủ yếu trông vào nông nghiệp, kinh tế không dư dả nhiều, thế nhưng khi biết tin có chủ trương mở đường, Ông Lai là người đầu tiên đăng kí hiến đất, đóng góp ngày công lao động cùng thực hiện công trình.
Gắn bó với nghề tóc hơn 15 năm, ban đầu anh Nguyễn Văn Chiến - chủ Salon tóc chỉ mong mang lại vẻ đẹp và sự tự tin cho khách hàng. Nhưng cơ duyên tới khi anh có cuộc trò chuyện với một cô bé 10 tuổi cách đây nhiều năm trước, anh Chiến xúc động khi nghe cô bé nói về lý do hiến tóc. Từ đó, anh quyết định dành tâm huyết cho hành trình trao tặng mái tóc cho những người bệnh.
Giữa nhịp sống hối hả của Thủ đô, vẫn có những điểm sáng ấm áp, nơi tình người được trao đi một cách chân thành và lặng lẽ. Một trong những điểm sáng ấy chính là quán cơm thiện nguyện 1.000 đồng tại số 405 Bạch Đằng, quận Hoàn Kiếm.
Từ 10 thành viên ban đầu, câu lạc bộ Cơm Yêu Thương đã phát triển với 25 thành viên chính thức và hơn 100 tình nguyện viên. Xuất phát từ sự thấu hiểu những áp lực tinh thần, sức lực, thời gian và tài chính trong hành trình chữa bệnh, Cơm Yêu Thương duy trì một mong muốn giản dị nhưng đầy ấm áp: san sẻ khó khăn bằng những suất cơm nóng ấm.
Với sự năng động, sáng tạo, mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, đến nay mô hình sản xuất nông nghiệp của gia đình ông Nghiêm Quang Vinh (xã Minh Tân, huyện Phú Xuyên) đã trở thành mô hình điển hình về sản xuất rau an toàn, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Từ nhiều năm nay, cứ đều đặn vào 7h sáng thứ Bảy và Chủ nhật hàng tuần, tại chùa Khương Hạ (quận Thanh Xuân), nhóm từ thiện "Người tôi cưu mang" lại chuẩn bị các công đoạn đồ xôi để phát miễn phí cho bệnh nhân tại Bệnh viện Thận Hà Nội. Mỗi người một công việc từ sơ chế nguyên liệu đến đồ xôi, kho thịt, để có được những suất xôi ấm nóng kịp chuyển đến tay bệnh nhân.
Là cán bộ thuộc tổ cảnh sát chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đặc biệt tinh nhuệ, Đại úy Phạm Trương Tuấn Anh – Cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH không ngại hiểm nguy, trực tiếp tham gia nhiều vụ chữa cháy, cứu nạn, giúp giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản. Trong năm 2024, anh cùng đồng đội đã giải cứu 9 người mắc kẹt trong đám cháy, tham gia giáo dục cộng đồng về PCCC và bảo vệ an toàn nhiều sự kiện quan trọng. Anh được chọn là một trong 10 gương mặt trẻ CATĐ xuất sắc tiêu biểu năm 2024.
Cách đây gần 10 năm, vào năm 2016, tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, đánh dấu một cột mốc tự hào trong lòng những người yêu mến văn hóa truyền thống. Để di sản này được thế giới ghi nhận, không thể không nhắc đến vai trò của các Đồng thầy, trong đó Đồng thầy Huyền Tích là một điển hình.
Sự cống hiến của Lê Tiến Vượng thể hiện rõ khi anh không đặt nặng vật chất, mà hết mình với đam mê hội họa, đồ họa, thơ ca và âm nhạc, từ đó gặt hái thành công trên tất cả những lĩnh vực đó.
Gần 30 năm qua, ông Lê Hữu Diện và vợ đã cần mẫn vun trồng, chăm sóc vườn bưởi Diễn rộng 7ha cho hiệu quả và năng suất cao.
Tiến sĩ Dương Thị Thanh Mai được sinh ra trong một gia đình có bố là cử nhân Luật Trường Đại học Đông Dương từ trước năm 1945, sau này là Bộ trưởng Bộ Thanh Niên; mẹ là phụ nữ Hà Nội gốc. Cả cuộc đời ông bà đều gắn bó và cống hiến cho sự phát triển của Hà Nội.
Trong vườn hoa của ngành Giáo dục huyện Phúc Thọ có không ít những bông hoa đẹp. Đó là những thầy giáo, cô giáo luôn tâm huyết, sáng tạo, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục. Những nỗ lực vượt khó, cống hiến tận tụy, thầm lặng của họ đã góp phần đào tạo nên những thế hệ học trò trở thành những công dân có ích cho gia đình và xã hội.
Với niềm đam mê bảo vệ môi trường, một nhóm bạn trẻ miệt mài phân loại và tái chế rác thải sinh hoạt mỗi ngày, biến những thứ bị bỏ đi thành nguồn tài nguyên tái sinh. Đó chính là câu chuyện của Tagom – một dự án cộng đồng góp phần xây dựng môi trường sống bền vững.
Là hội viên chi hội phụ nữ thôn Tiên Đài, xã Liên Mạc, chị Thúy luôn tích cực trong công tác hội phụ nữ của thôn và năng nổ, sôi nổi, nhiệt huyết với các hoạt động phong trào.
Không ồn ào, không phô trương, nghệ nhân Phạm Văn Hà chọn cách lặng lẽ giữ gìn nghề gốm truyền thống, như một người truyền lửa âm thầm cho thế hệ sau.
NSND Lê Tiến Thọ là một trong những người có đóng góp to lớn cho nghệ thuật tuồng Việt Nam. Cả cuộc đời ông gắn bó với bộ môn nghệ thuật truyền thống này, không chỉ với tư cách một nghệ sĩ biểu diễn mà còn với vai trò một người thầy, một nhà quản lý và một nhà hoạt động văn hóa tận tụy.
Từng làm nhiều công việc khác nhau, từ bán hàng nước, bán ngô khoai nướng, trông quán net thuê, phát tờ rơi, làm nhân viên bưng bê phục vụ cho đến làm shipper, Nguyễn Trần Phong Vũ (phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng) đã nỗ lực không ngừng nghỉ mưu sinh, để có cuộc sống tốt đẹp hơn. Điều đáng khâm phục ở Vũ là em chưa bao giờ bỏ cuộc và luôn mang trái tim nhân hậu lan tỏa đến cộng đồng.
Nghề nhà giáo không chỉ chịu nhiều áp lực từ việc giảng dạy mà còn áp lực từ những giáo trình, phương pháp dạy học. Cô giáo Trang luôn đau đáu làm như thế nào để các con tiếp thu kiến thức một cách dễ hiểu nhất, gần gũi nhất mà không áp lực. Cô giáo đã chịu khó nghiên cứu các phương pháp giảng dạy mới, gần gũi thân thiện với các con.
Hơn mười năm qua, anh Trần Minh Quang và các tình nguyện viên đã cứu hộ hàng nghìn chú chó, mèo bị bỏ rơi không người chăm sóc. Năm 2021, anh Quang sáng lập nhóm cứu hộ có tên “Sân nhà nhiều chó”. Đến hiện tại, nơi đây là “mái ấm” của hơn 800 chú chó mèo với đủ chủng loại.
Nhận thấy nhiều người cao tuổi gặp khó khăn khi sử dụng các ứng dụng công nghệ như VNeID, sổ tay điện tử đảng viên hay các nền tảng trực tuyến phục vụ hành chính công, ông Sơn quyết định mở lớp để giúp họ tự tin tiếp cận công nghệ.
Một ngày làm việc của Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Tiến Dũng luôn bận rộn và hối hả như ông chưa từng nghĩ mình đã nghỉ hưu. Nguyên là trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, ông có nhiều kinh nghiệm trong khám chữa bệnh và đến giờ vẫn miệt mài cống hiến cho nền y học nước nhà.
Là một trong những nhà giáo của thành phố Hà Nội được biểu dương về thành tích trong phong trào “Đổi mới sáng tạo trong dạy học”, nhà giáo Kiều Thi Kim Dung luôn gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào, say mê nghiên cứu, sáng tạo, có nhiều sáng kiến kinh nghiệm đạt giải cao, đưa nhà trường trở thành lá cờ đầu trong phong trào thi đua của ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô.
Hơn 10 năm qua, tại Trường Phổ thông Cơ sở Nguyễn Đình Chiểu, thầy Ngô Văn Hiếu đã âm thầm gieo hạt giống tri thức, truyền cảm hứng cho những học trò cùng cảnh ngộ bằng chính nghị lực phi thường của mình.
Tốt nghiệp Cử nhân Công nghệ Sinh học, chị Nguyễn Thị Hồng quyết tâm theo đuổi con đường nuôi trồng sinh học. Cách đây 15 năm, chị bắt đầu nghiên cứu và thử nghiệm nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo từ giống lấy trên đỉnh Fansipan, với sự hỗ trợ của Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội.
GS.TS.BS Nguyễn Viết Tiến là người đầu tiên đưa kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) về Việt Nam, mở ra cơ hội làm cha mẹ cho hàng nghìn cặp vợ chồng hiếm muộn. Những tên gọi đầy trân quý như “Người chào đón tương lai”, “Đôi bàn tay vàng” hay danh hiệu Anh hùng Lao động chính là sự ghi nhận, biết ơn mà người bệnh và nhân dân dành cho ông.
Đoàn thanh niên Quận Long Biên đã phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Đức Giang tổ chức thăm khám sức khỏe cho các đối tượng chính sách xã hội. Đây chỉ là một trong nhiều chuỗi hoạt động mang ý nghĩa thiết thực của tuổi trẻ Long Biên hướng về cộng đồng.
Sau quá trình luyện tập thư pháp bằng chữ Hán, anh Bá Đức dành thời gian nghiên cứu và phát triển cách viết thư pháp bằng chữ Latinh mà mọi người vẫn hay gọi là thư pháp Việt, thư pháp Quốc ngữ theo thể riêng của mình. Sự sáng tạo này vừa nâng tầm thư pháp Việt, vừa giúp anh Đức nuôi dưỡng niềm đam mê.
Nơi cô giáo Nguyễn Minh Thúy gắn bó gần 10 năm nay là ngôi trường Tiểu học Khánh Hà, huyện Thường Tín. Trước đây, Khánh Hà là một trong những trường khó khăn nhất của huyện Thường Tín. Song với sự nỗ lực không ngừng của ban giám hiệu, các thầy cô giáo đã giúp nhà trường từng bước vươn lên, hiện đang nằm trong top đầu của huyện về chất lượng giáo dục.
Trong suốt hơn 25 năm qua, lớp học xóa mù chữ miễn phí dành cho những trẻ em khuyết tật, thiếu may mắn, có hoàn cảnh khó khăn của cô giáo Phạm Thị Huyền (quận Thanh Xuân) đã đào tạo được hơn 200 em học sinh. Với các học trò, lớp học tình thương của cô như “ngọn đuốc” soi sáng tương lai các em.
Gần 20 năm gắn bó với hoạt động hội và phong trào sinh vật cảnh thủ đô, ông Tạ Huỳnh, Phó chủ tịch thường trực Hội sinh vật cảnh TP. Hà Nội luôn được các cấp bộ ngành, chính quyền địa phương, hội viên và người dân địa phương tin yêu, quý trọng bởi sự gương mẫu, nhiệt huyết với công tác hội.
Nhiều hoạt động nhân đạo từ thiện đã được bác sĩ Nguyễn Hương Trà phát động, như: tham gia các chương trình khám tình nguyện sức khỏe cho Công nhân các khu Công nghiệp, chương trình "Nuôi em" và chương trình Hỗ trợ trẻ em làng SOS trong nhiều năm liền đã góp phần nhỏ bé đảm bảo công tác an sinh xã hội trên địa bàn thành phố.
Giữa cuộc sống bận rộn và bộn bề khó khăn nơi thôn quê, một thanh niên đầy nhiệt huyết, tận tâm với công việc và yêu quê hương đã trở thành tấm gương sáng về sự cống hiến không ngừng. Đó là anh Nguyễn Văn Luân, Bí thư Đoàn xã Yên Bài, huyện Ba Vì.
Ngay từ những ngày đầu công tác tại Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội, anh Nguyễn Ngọc Tiệp đã dấn thân vào các đề tài nghiên cứu có tính thực tiễn cao, gắn liền với sự phát triển của thành phố.
Với nền tảng chuyên môn vững chắc, đội ngũ giảng viên khoa Kinh tế - trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội không chỉ là người truyền đạt kiến thức, rèn luyện kỹ năng nghề mà còn là những người dẫn dắt, định hướng cho sinh viên trên con đường sự nghiệp. Nhiều giảng viên của Khoa đã xuất sắc đạt giải cao trong các cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp bộ, thành phố, toàn quốc.
0