Người nghệ nhân Hà Nội giữ nghề truyền thống

Nghệ nhân Hà Nội Nguyễn Khắc Tiến luôn đam mê với nghề, cần mẫn, cầm tay chỉ việc và trao truyền tinh hoa nghề mộc cho thế hệ trẻ trong làng, ngoài xã.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình đã nhiều đời làm nghề mộc ở làng nghề truyền thống Chàng Sơn (xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất), chẳng biết từ bao giờ tình yêu nghề mộc đã in hằn trong trái tim của nghệ nhân Hà Nội Nguyễn Khắc Tiến. 60 năm qua bằng đôi bàn tay khéo léo, ngoài những công trình nhà gỗ ba gian, năm gian cổ truyền, ông tích cực tham gia tu bổ, phục dựng những công trình tâm linh như đình, chùa, đền. Đồng thời, ông còn tâm huyết truyền nghề cho thế hệ trẻ trong làng.

Nghệ nhân Hà Nội Nguyễn Khắc Tiến chia sẻ: "Truyền thống quê tôi là vừa đi học chữ vừa đi làm nghề. Học hết lớp 7, tôi theo ông lên Vân Đồn, Đoan Hùng làm nhà cổ. Khi lớn lên, tôi rất đam mê nghề này. Bởi tôi thấy nghề này có những nếp đậm tính giáo huấn, tính văn hóa dân tộc".

Trải qua nhiều thăng trầm, cũng có lúc làng nghề lao đao, nhưng nghệ nhân Nguyễn Khắc Tiến vẫn say mê với nghề. Những tâm huyết trong việc giữ nghề, truyền nghề của ông đã được khẳng định. Đã có hàng trăm thợ mộc được ông truyền nghề, kèm cặp, nhiều người trở thành nghệ nhân thợ giỏi.

Anh Nguyễn Huy Khiêm, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, chia sẻ: "Mình sinh ra và lớn lên ở Chàng Sơn, một làng nghề truyền thống lâu đời. Mình cũng thích nghề mộc truyền thống, vì từ bé đến lớn đều được tham gia đục và tất cả các khâu. Trong nghề mộc cổ truyền, mình thừa kế lại của bố mình tất cả các đường nét hoa văn theo lối cổ ngày xưa".

Với những đóng góp trong việc duy trì và phát triển nghề truyền thống và làng nghề, nghệ nhân Hà Nội Nguyễn Khắc Tiến - Chi hội trưởng Chi hội Nghệ nhân thợ giỏi Chàng Sơn đã được phong tặng danh hiệu “nghệ nhân làng nghề Việt Nam”.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đề án “Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế” là nhiệm vụ chiến lược được Bộ Chính trị và Đảng ủy Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì xây dựng, nhằm nâng cao vị thế quốc gia.

Mỗi vườn hoa, công viên đều như viên ngọc quý giá đối với một đô thị nén như Hà Nội.

Hà Nội không chỉ là nơi các du học sinh Lào học tập và trưởng thành, mà còn là nơi họ chắt chiu, lưu giữ và lan tỏa những nét văn hóa đặc trưng của quê hương mình.

Trà đã trở thành biểu tượng của sự tinh tế, lòng hiếu khách, văn hóa tao nhã ẩn chứa triết lý sống ở cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc.

Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (xã Cao Xá, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) từ 17 giờ ngày 22/5 đến 22 giờ ngày 24/5 để phật tử và nhân dân chiêm bái.

Hoàng thành Thăng Long là một trong những điển hình của việc Việt nam rất bám sát quy trình bảo vệ giá trị di sản thế giới.