Người mang nón lá kết nối thế giới với Việt Nam
Gắn bó với nghề từ nhỏ, nghệ nhân Tạ Thu Hương xã Phương Trung, huyện Thanh Oai đã có khát khao muốn đưa nón lá quê mình vượt khỏi làng Chuông đi muôn nơi. Cơ duyên ấy đến nay đã trở thành hiện thực khi nghệ nhân Tạ Thu Hương không chỉ "giữ hồn" giá trị văn hóa truyền thống của nón lá mà còn góp phần đưa nón làng Chuông tiếp tục vươn ra thế giới, mang theo những nét đẹp của văn hóa Việt Nam…

Người dân làng Chuông gọi nghệ nhân Tạ Thu Hương với cái tên trìu mến là “Hương nón” và dành sự trân trọng cho người đã khơi dậy niềm đam mê với nghề truyền thống cũng như lưu giữ những giá trị của nghề nón làng Chuông trước nguy cơ mai một. Chị Hoàng Thị Hậu, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai chia sẻ: "nghề nón được lưu truyền nhiều đời, thế hệ chúng tôi được dạy làm nón từ khi còn nhỏ, mỗi một chiếc nón được hoàn thiện chúng tôi đều rất vui. Lớp trẻ con cháu chúng tôi bây giờ chúng ra ngoài làm việc không còn thích thú và đam mê nghề làm nón như chúng tôi nữa, nguy cơ mai một ngày càng lớn. Cũng rất may nơi đây còn có chị Thu Hương đưa được những chiếc nón ra thế giới thổi thêm động lực để chúng tôi tiếp nối với nghề".
Từ chiếc nón lá truyền thống của quê hương, với nhiều ý tưởng phong phú Chị Hương đã sáng tạo ra hàng trăm mẫu mã để phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng không chỉ trong nước. Những mẫu nón lá chứa đựng trong đó tình yêu quê hương đất nước đã cùng chị Hương và người dân làng Chuông bay xa hơn. Nghệ nhân Tạ Thu Hương, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai cho hay: "Được bà con quê hương yêu quý cũng là động lực để tôi gắn bó với nghề, tạo công ăn, việc làm cho các chị em. Đến nay chúng tôi đã sản xuất ra nhiều chủng loại nón như nón lụa, nón lá sen, nói quai thao, nón du lịch... tất cả đều đáp ứng nhu cầu thị hiếu thị trường và giá cả hợp lý".
Để không chỉ quảng bá sản phẩm của làng nghề phát triển hơn nữa, chị Hương đã thành lập tại gia đình điểm kết nối du lịch làng nghề. Trung bình mỗi tháng, gia đình chị đón hàng nghìn du khách trong các tua du lịch đến tham quan, trải nghiệm làng nghề.

Từ làng Chuông, những chiếc nón lá mang tâm hồn Việt đã theo du khách đi khắp nơi trên thế giới. Trung bình mỗi năm, cơ sở sản xuất của nghệ nhân Tạ Thu Hương xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu 5.000-6.000 chiếc nón lụa và nón thêu phong cảnh, không chỉ mang về nguồn thu nhập cao cho gia đình mà còn tạo việc làm cho 30 lao động thường xuyên với mức lương trung bình 4-5 triệu đồng/người/tháng.


Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.
Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.
Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách.
Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.
Chương trình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc do UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức diễn ra từ ngày 18/4 đến ngày 20/4 tại Phố sách Hà Nội (phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm).
Festival Phở năm nay quy tụ hơn 50 gian hàng của các doanh nghiệp, thương hiệu ẩm thực phở khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.
0