Người Liban di tản sang Cộng hòa Síp

Hai chuyến bay từ Thủ đô Beirut đã đến thành phố Larnaca, Cộng hòa Síp vào 2/10, chở theo những công dân Liban chạy trốn khỏi các cuộc không kích đang diễn ra ở đất nước họ.

Kể từ khi xung đột Israel - Liban nổ ra, đảo Síp đã liên kết chính sách của mình với EU trong việc hỗ trợ thủ đô Beirut của Liban. Tổng thống Cộng hòa Síp Nikos Christodoulides đã có hai chuyến thăm tới Liban, một lần cùng với Chủ tịch Ủy ban châu Âu để củng cố lập trường của chính phủ Liban và ngăn chặn một thảm họa nhân đạo lớn hơn.

Sự hợp tác giữa Cộng hòa Síp và Liban, đặc biệt là trong việc quản lý dòng người di cư, cho đến nay đã có hiệu quả. Liban đã cố gắng kiềm chế số lượng người di cư đến bằng đường biển, ngăn chặn một cuộc khủng hoảng xã hội ở Síp và giảm bớt áp lực lên Brussels.

Theo Thủ tướng lâm thời của Liban Najib Mikati, sự kiện sơ tán diễn ra sau hai tuần Israel không kích dữ dội, tiêu diệt một số chỉ huy của Hezbollah, giết chết khoảng 1.000 thường dân và khiến 1,2 triệu người phải di dời. Israel đã tuyên bố sẽ tiếp tục mục tiêu quân sự, đưa công dân trở lại các ngôi làng biên giới phía bắc, giáp ranh với Liban, đồng thời làm suy yếu Hezbollah.

Đảo Síp gần đó một lần nữa đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận người tị nạn trong bối cảnh xung đột giữa Hezbollah và Israel.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/4 cho biết, ông hy vọng Nga và Ukraine sẽ đạt được thỏa thuận trong tuần này để chấm dứt xung đột ở Ukraine.

Việc hai thị trường tiêu thụ hàng xa xỉ lớn nhất thế giới Mỹ và Trung Quốc tiếp tục tăng mức áp thuế hàng nhập khẩu đáp trả nhau sẽ khiến ngành công nghiệp hàng xa xỉ phải trải qua một năm đầy chông gai.

Trao đổi với Đài Hà Nội, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam có nhiều lợi thế để đàm phán thương mại thành công với Mỹ. Trong nguy có cơ, đây cũng là cơ hội để chúng ta củng cố nội lực, xây dựng các doanh nghiệp dân tộc dẫn dắt chuỗi cung ứng thay vì lệ thuộc vào FDI.

Các máy bay chiến đấu Su-35S của Nga đã bắt đầu đảm nhận nhiệm vụ trinh sát radar trên không tại Ukraine - một vai trò vốn trước đây chỉ dành cho A-50U cỡ lớn.

Cả Nga và Ukraine đều cáo buộc lẫn nhau vi phạm lệnh ngừng bắn 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh.

Tàu vũ trụ Soyuz MS-26 của Nga chở theo hai phi hành gia người Nga và một phi hành gia người Mỹ đã hạ cánh an toàn.