Người dân tiếc thương sự ra đi của Tổng Bí thư

Hai đầu đất nước, tại những điểm tổ chức Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia Lê Thánh Tông - Hà Nội, Hội trường Thống Nhất - TP.HCM, quê hương và ngôi trường nơi Tổng Bí thư đã học, không khí buồn thương bao trùm...

Sáng sớm nay, khắp các con phố, ngõ hẻm Hà Nội chìm trong không khí tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hình ảnh lá cờ rủ trên quảng trường Ba Đình, trên các tuyến phố trung tâm, xen lẫn với màu áo đen của người dân như một lời tiễn biệt đầy lưu luyến. Đặc biệt, những câu chuyện xúc động về tình cảm của người dân dành cho vị Tổng Bí thư kính yêu được kể lại càng khiến không khí thêm phần lắng đọng.

"Khi nghe tin bác Trọng mất, chúng tôi - những cựu học sinh trường Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vô cùng thương tiếc người lãnh đạo liêm khiết, anh minh. Do vậy mà khi nghe tin nhà trường tổ chức lễ tưởng niệm ngày hôm nay, cựu học sinh chúng tôi đã sắp xếp thời gian đến để tham dự" - chị Nguyễn Phương Mai, cựu học sinh khóa 1996 - 1999.

Trường THPT Nguyễn Gia Thiều tổ chức Lễ tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đông đảo cán bộ, nhân viên, học sinh, cựu học sinh đã đến trường để tham dự buổi lễ.
Ngưởi dân TP.HCM bày tỏ tình cảm tiếc thương với TBT Nguyễn Phú Trọng và chờ đợi từ sớm để vào khu vực tổ chức tang lễ sẽ bắt đầu lúc 7h.

Nhà ông Nguyễn Văn Côn, 75 tuổi, ngay sát Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Lê Thánh Tông - Hà Nội. Suốt mấy ngày nay, ngày nào ông cũng ra cổng nhà tang lễ, xót xa vô cùng trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. 6h sớm nay, ông Côn đã có mặt tại cổng Nhà tang lễ. Vô cùng xúc động, ông đã viết một bức thư tiễn biệt.

Người dân thôn Lại Đà ra nhà văn hóa từ sớm để chuẩn bị lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân đến viếng Tổng Bí thư tại nhà văn hóa thôn Lại Đà sẽ quét QR tại các máy quét được công an huyện Đông Anh bố trí ở các điểm đăng ký.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam đã trở thành tâm điểm chú ý của thế giới khi tiến hành cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy và linh hoạt giải quyết các thách thức kinh tế.

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính giao Bộ Quốc phòng xây dựng Đề án diễu binh, diễu hành tại Quảng trường Ba Đình nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.

Hà Nội đang lấy ý kiến cử tri về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã mới cũng như dự kiến tên gọi của các đơn vị hành chính mới. Hầu hết người dân rất phấn khởi, đồng thuận với phương án được đưa ra lấy ý kiến.

Không chỉ là một chương trình nghệ thuật, “Ký ức để lại” còn là lời tri ân sâu sắc đối với các thế hệ chiến sĩ Công an nhân dân đã hi sinh vì nền hòa bình của đất nước.

Hà Nội đang lấy ý kiến cử tri về phương án sắp xếp, đặt tên đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập, nhằm hoàn thiện đề án trình Chính phủ trước ngày 1/5.

Thắng lợi vĩ đại của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 là minh chứng khẳng định đường lối cách mạng của Đảng, là thắng lợi của sức mạnh chiến tranh nhân dân.