Người bệnh lạm dụng kháng sinh, bác sĩ 'bó tay'
Các bệnh nhân mắc vi khuẩn đa kháng đa số diễn tiến rất nặng, khiến bác sĩ khó khăn khi lựa chọn phác đồ điều trị, thậm chí bất lực trong việc cứu người bệnh.
Một bệnh nhân kể lại: "Chỉ nghĩ là ốm bình thường thì đến hiệu thuốc để mua thuốc uống, không ngờ nó lại gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng vậy"
Nhiều người có thói quen tới nhà thuốc, kể những triệu chứng bệnh rồi người bán thuốc dựa vào đó bán thuốc cho mình.

Đó là tâm lý của nhiều người dân hiện nay khi có những triệu chứng đau đầu, ho, sốt hay đau bụng điều đầu tiên người dân nghĩ đến là ra hiệu thuốc để mua. Và đó cũng là hậu quả của việc kháng thuốc nhiều năm qua.
Bệnh nhân này bị nhiễm trùng huyết phải thở máy, mở nội khí quản - nhưng điều mà các bác sỹ lo ngại là tình trạng kháng kháng sinh. Kết quả nuôi cấy vi khuẩn cho thấy bệnh nhân bị nhiễm tụ cầu vàng từ cộng đồng.

Theo bác sĩ CKII Nguyễn Bá Cường, Trung tâm hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai: "tự dùng thuốc kháng sinh, gọi lang vườn đến châm cứu, người ta tự tiêm thuốc vào đấy, thế là vi khuẩn từ đường truyền, đường tiêm, đường châm cứu nó đi vào máu, nó đi khắp nơi trong cơ thể. Đặc biệt, vi khuẩn này đi đến tim khiến tụ cầu vàng từ cộng đồng sẽ nhạy cảm hơn với kháng sinh. Sau khi bệnh nhận vào viện, cấy một con tụ cầu thì lại xảy ra phản ứng kháng kháng sinh như kiểu một con tụ cầu vàng trong bệnh viện".
Một bệnh nhân, sau khi dùng một số loại kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn do sốt xuất huyết dẫn đến bị tổn thương da, dị ứng phải thở máy và xuất hiện thêm tình trạng viêm phổi phải thở máy. Tình trạng bệnh nặng và dị ứng với kháng sinh, bệnh nhân đã được lấy đờm sau khi đặt nội khí quản để xác định thêm khả năng kháng thuốc.

Trong khi nhiều quốc gia phát triển vẫn sử dụng kháng sinh thế hệ thứ nhất thì Việt Nam phải dùng tới kháng sinh thế hệ ba. Vấn đề kháng thuốc kháng sinh đang ngày càng trầm trọng khi nhiều vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh mà nguyên nhân chính là do lạm dụng kháng sinh.


Ca ghép gan đầu tiên từ người hiến chết não tại Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh đã thành công, đem lại hy vọng sống cho một bé gái 21 tháng tuổi.
Hàng trăm nghìn người tiêu dùng vì hâm mộ, tin tưởng đã biến mình thành những nạn nhân mà không hề hay biết khi tin vào lời quảng cáo của những người nổi tiếng.
Tháng Tư được xem là thời điểm bùng phát nhiều loại dịch bệnh do thời tiết giao mùa, trong đó có dịch tay chân miệng.
Hiện nay mới là đầu mùa của dịch sốt xuất huyết nên người dân cần chủ động phòng chống tại gia đình và cộng đồng, không để dịch bệnh bùng phát.
Sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus được cung ứng trong Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thuộc danh mục các sản phẩm "sữa giả", do một trong các công ty mà Bộ Công an vừa triệt phá.
Liên quan đến vụ việc gần 600 loại sửa giả vừa bị lực lượng công an phát hiện thu giữ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội cho biết đã cấp giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm cho 71 sản phẩm là thực phẩm dinh dưỡng.
0