Nghị quyết 57 tạo cơ hội lớn cho giáo dục đại học

Năm 2025, nhiều trường đại học đặt ra các mục tiêu lớn để hướng tới thực hiện hiệu quả Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị.

Mở rộng đào tạo các ngành kỹ thuật công nghệ, thành lập công viên công nghệ tiên tiến và đổi mới sáng tạo, thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 03 của Chính phủ - đây là ba trong số nhiều hoạt động được Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện trong năm 2025 để tập trung đầu tư phát triển các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, môi trường, chíp bán dẫn và vật liệu tiên tiến, theo định hướng chiến lược của Nghị quyết 57.

PGS.TS Nguyễn Hiệu, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, cho hay: "Trên diện tích 22,9 ha sẽ xây dựng khu nghiên cứu tập trung của Đại học Quốc gia Hà Nội, xây dựng các tổ hợp các phòng sạch, phòng thí nghiệm trọng điểm, các viện nghiên cứu, khu phục vụ cho khởi nghiệp về đổi mới sáng tạo và dành chỗ cho cả các doanh nghiệp".

Tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, triển khai thực hiện Nghị quyết 57, nhà trường sẽ đánh giá cao hơn nữa vai trò của các nhà khoa học trong giảng dạy và nghiên cứu. Từ đó chú trọng đầu tư đối với các nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng thực tiễn cao. Bên cạnh đó, nhà trường sẽ xây dựng đầu tư các quỹ khoa học công nghệ, kêu gọi sự tham gia của các doanh nghiệp để tạo ra các sản phẩm ứng dụng vào thực tế.

GS.TS Huỳnh Quyết Thắng, Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết: "Ở cấp đại học, chúng tôi có những thay đổi là đầu tư thành những quỹ khoa học công nghệ. Trước đây, cơ chế đó có thể chưa được thực hiện nhưng bây giờ cho phép nhà trường đầu tư mạnh mẽ hơn, kêu gọi các nguồn vốn từ doanh nghiệp, chấp nhận những rủi ro cao hơn cho những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học ứng dụng ở thực tế".

Nghị quyết số 03 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị đã tháo gỡ các điểm nghẽn, vuớng mắc, vốn đã tồn tại nhiều năm, cản trở sự phát triển của khoa học công nghệ. Tuy nhiên, từ thực tế triển khai, các cơ sở giáo dục đại học cũng đưa ra một số kiến nghị để hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

Thu hút và phát triển nguồn nhân lực khoa học, công nghệ chất lượng cao, nhất là đội ngũ nhân tài công nghệ đã trở thành yếu tố cạnh tranh cốt lõi giữa các quốc gia, trong đó hệ thống giáo dục đại học giữ vai trò nòng cốt.

Nghị quyết 57 sẽ là cơ hội lịch sử để giáo dục đại học Việt Nam phát triển, tạo bước đột phá trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, là tiền đề thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chủ đề: Kĩ năng đọc hiểu Văn bản thông tin. Giáo viên Nguyễn Thị Hương Thủy, Trường THPT Chuyên Chu Văn An.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chiều 18/4 đã công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 của các trường trung học phổ thông tư thục và trường công lập tự chủ tài chính.

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần gắn chặt với dự báo nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tránh sắp xếp cơ học.

Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết trong bối cảnh mới, nhiều trường học đang chủ động thay đổi cách dạy - cách học, bắt đầu từ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ sớm.

Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.

Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.