Ngày Quốc tế chống kỳ thị cộng đồng LGBT 17/5

Từ năm 2004, ngày 17/5 hàng năm là ngày thế giới “tay trong tay” lên tiếng chống nạn kỳ thị, phân biệt đối xử với người đồng tính, song tính và chuyển giới (IDAHOBIT) hay còn gọi là Ngày quốc tế chống kỳ thị LGBT.
Đây là ngày thế giới lên tiếng chống lại nạn kỳ thị và phân biệt đối xử với người thuộc cộng đồng song tính, đồng tính và chuyển giới (LGBT) bằng nhiều hành động ý nghĩa.
Trước khi được Liên Hợp Quốc công nhận, trong một thời gian dài ở Đức, ngày 17/5 được xem là Gay Day. Mãi cho đến ngày 17/5/1990, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới chính thức loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh tâm thần. Điều này là tín hiệu đáng mừng cho cộng đồng LGBT trên toàn thế giới.
Tận đến ngày 17/5/2014, với nỗ lực không ngừng của 24.000 cá nhân và các tổ chức về LGBT lớn như Hiệp hội đồng tính nữ và đồng tính nữ quốc tế ILGA, Ủy ban Nhân quyền Đồng tính và Đồng tính Quốc tế (IGLHRC), Hội nghị Thế giới của những người Do Thái LGBT và Liên minh Đồng tính nữ châu Phi, ngày 17/5 mới chính thức trở thành Ngày Quốc tế chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) - IDAHOBIT (International Day Against Homophobia, Biphobia, Interphobia & Transphobia) được Liên Hợp Quốc thông qua.
Ngày Quốc tế chống kì thị LGBT đã được chính thức công nhận tại nhiều nước nước như Canada, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bỉ, Anh, Mexico, Costa Rica, Croatia, Hà Lan, Pháp, Luxembourg, Venezuela và Liên minh châu Âu EU... Ủy ban IDAHOBIT được hình thành ở nhiều nước để tổ chức các hoạt động hưởng ứng sự kiện này.
Mục đích chính của ngày IDAHOT là nhằm giúp nâng cao nhận thức của xã hội về nạn bạo lực, kỳ thị, phân biệt đối xử với cộng đồng LGBT trên phạm vi toàn cầu. Từ đó, sự kiện ngày 17/5 là tiền đề để tổ chức nhiều hoạt động vì LGBT với mong muốn thay đổi cách nhìn của xã hội và tác động đến các nhà hoạch định chính sách. Cách thức hưởng ứng ngày IDAHOT ở các nước có sự đa dạng để phù hợp với văn hóa, tôn giáo và xã hội của mỗi quốc gia.
Năm nay, Ngày Quốc tế chống kỳ thị người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính (intersex) 17/5/2022 có chủ đề “Cơ thể của chúng ta, Cuộc sống của chúng ta, Quyền của chúng ta”. "Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe, nhân phẩm và quyền của những người đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính, chuyển giới và liên giới tính (LGBTI) được sống tự do theo giới tính của họ định hướng và bản dạng giới", Bà Caitlin Wiesen-Antin, Quyền Điều phối viên thường trú, đại diện cho các tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam nhấn mạnh.
Sự kỳ thị và ám ảnh đối với những người LGBTI vẫn tiếp tục tồn tại trên khắp thế giới. Chính vì vậy, "chúng tôi nhắc lại những nỗ lực của mình để đảm bảo quyền tự quyết định của những người LGBTI và tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe bình đẳng và chất lượng, bao gồm cả chăm sóc sức khỏe tình dục và giới tính nhằm hỗ trợ xu hướng tính dục và bản dạng giới của tất cả các cá nhân. Ngoài ra, chúng tôi đoàn kết với cộng đồng LGBTI tại Việt Nam và bày tỏ sự ủng hộ đối với các tổ chức dựa vào cộng đồng địa phương đang hoạt động để thay đổi các chuẩn mực xã hội và củng cố các khuôn khổ thể chế để thúc đẩy các cộng đồng hòa nhập hơn, tôn trọng và thúc đẩy quyền của người LGBTI, bao gồm quyền tiếp cận dịch vụ, chất lượng giáo dục và việc làm", Bà Caitlin Wiesen-Antin khẳng định.
Cũng theo Bà Caitlin Wiesen-Antin, trong những năm qua, Việt Nam đã có cam kết tăng cường quyền của người LGBTI. Do đó, điều quan trọng là bây giờ phải chuyển từ cam kết sang hành động, bao gồm cả việc thông qua Luật Khẳng định giới, tăng cường hơn nữa Luật Hôn nhân và Gia đình và sửa đổi Luật Bình đẳng giới. Những hành động này phải phù hợp với các tiêu chuẩn và điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã phê chuẩn, bao gồm ICCPR, ICESCR và CEDAW, và được xây dựng với sự tham vấn chặt chẽ của cộng đồng LGBTI. Sự hợp tác có ý nghĩa và hành động tập thể của Chính phủ, xã hội dân sự, khu vực tư nhân và các đối tác phát triển là chìa khóa để chấm dứt tình trạng phân biệt đối xử, bạo lực và kỳ thị đối với người LGBTI.
Với nguyên tắc trọng tâm của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững là không để ai bị bỏ lại phía sau, LHQ cam kết hỗ trợ Việt Nam xây dựng một xã hội hòa nhập, nơi mọi người thực sự an toàn, tự do và bình đẳng. Khuôn khổ Hợp tác Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc giai đoạn 2022-2026 sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong những nỗ lực này. Cùng nhau, chúng ta có thể thúc đẩy và bảo vệ sức khỏe, nhân phẩm và quyền của tất cả những người LGBTI./.


Bộ trưởng Tư pháp Thái Lan cho biết đã bắt giữ 4 nghi phạm thuộc công ty xây dựng chịu trách nhiệm thi công tòa nhà chọc trời bị sập ở Bangkok trong trận động đất hôm 28/3.
Israel đang xem xét khả năng tiến hành một “cuộc tấn công có giới hạn” nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, bất chấp việc Washington từ chối ủng hộ hành động quân sự này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.
Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.
Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.
0