Ngành Văn hoá Thủ đô khởi sắc từ những ngày đầu năm

Du lịch là ngành đón tin vui liên tiếp tại nhiều địa phương trong những ngày đầu Xuân mới Giáp Thìn, nổi bật là Thủ đô Hà Nội. Trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, các di tích, danh thắng của Hà Nội đã đón hàng vạn lượt khách tham quan, trong đó có khá đông khách quốc tế. Đây là tín hiệu đáng mừng cho văn hoá và du lịch thủ đô, hứa hẹn một năm khởi sắc. Và có thể nói kết quả ấy đang góp thêm những gam màu tươi sáng trong bức tranh tổng thể sáng về phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.

Tết Nguyên đán năm nay thời tiết thuận lợi, cùng với đó tại các di tích, danh thắng, điểm đến trên địa bàn thủ đô được trang hoàng đẹp, công tác truyền thông, quảng bá, tổ chức đón khách ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả.

Với tinh thần giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đưa văn hóa trở thành tài nguyên và động lực để phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế du lịch, chuỗi các hoạt động, sự kiện được diễn ra từ trước Tết kéo dài qua Tết Nguyên đán đã tạo sức hút đặc biệt cho du khách trong và ngoài nước. Nổi bật là di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, khu di sản Hoàng thành Thăng Long, di tích đền Ngọc Sơn, di tích Nhà tù Hoả Lò, Bảo tàng Hà Nội, các địa điểm văn hoá trong khu phố cổ Hà Nội luôn chật kín khách. Với nhiều du khách, bên cạnh nhu cầu vui xuân, thì những câu chuyện văn hoá luôn để lại ấn tượng sâu đậm và là yếu tố đưa khách quay lại di tích, danh thắng hay các bảo tàng, cho dù năm nay một số di tích và danh thắng ở Hà Nội đã tăng giá vé tham quan.

Cũng vào dịp tết Nguyên đán vừa qua, các địa điểm văn hoá trên địa bàn Hà Nội tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động văn hoá nghệ thuật đặc sắc. Đáng chú ý phải kể tới màn trình diễn ánh sáng nghệ thuật bằng 2.024 thiết bị bay không người  lái với chủ đề “Một ngày kinh đô - Ngàn năm lịch sử” tại khu vực hồ Tây, trình diễn nhạc nước tại vườn hoa Vạn Xuân - quận Ba Đình, các tour trải nghiệm di tích về đêm ở Văn Miếu, Hoả Lò, đền Ngọc Sơn. Nhiều lễ hội truyền thống được tổ chức trang trọng cũng là điểm đến trong hành trình tâm linh của nhiều du khách.

Trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, lượng du khách đến với Thủ đô ước đạt 653.000 lượt, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, những đổi mới trong hoạt động phục vụ du khách, các sản phẩm văn hoá, du lịch mới đang liên tục ra mắt công chúng chính là những kết quả trong phát triển công nghiệp văn hoá theo tinh thần Nghị quyết 09 của Thành uỷ Hà Nội. Những định hướng, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo thành phố, cùng sự năng động, sáng tạo của ngành văn hoá đã cho thấy quyết tâm lớn của cả hệ thống chính trị thành phố nhằm tạo bước phát triển toàn diện các ngành công nghiệp văn hóa./

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) phối hợp với các cơ quan chức năng sẽ tổ chức rào chắn phục vụ thi công ga ngầm S12, đường chuyển làn và gara trên đường Trần Hưng Đạo.

Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn về việc đảm bảo an ninh trật tự hoạt động cấp nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn thành phố.

UBND thành phố Hà Nội giao Sở Nông nghiệp và Môi trường đề xuất điều chỉnh ba loại rừng phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch lâm nghiệp và quy hoạch cấp huyện.

Hà Nội đã có 82.016,22km đường xã và 139.659,62km đường thôn, liên thôn đã được bê tông hóa, nhựa hóa bảo đảm ô tô đi lại thuận tiện, đạt 100% yêu cầu Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Thành phố Hà Nội phấn đấu trong năm 2025 có thêm 30.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập, tỷ lệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo đạt trên 50%.

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới TP. Hà Nội phối hợp với UBND quận Tây Hồ ngày 10/5 đã tổ chức "Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, thực phẩm an toàn".