Ngành nông nghiệp thiếu nguồn nhân lực có trình độ
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính riêng năm 2022, cả nước có hơn 521.000 sinh viên nhập học ở 25 lĩnh vực đào tạo. Trong đó, chỉ có 7.100 sinh viên nhập học khối ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản, thú y, chiếm tỷ lệ chưa tới 1,5%.
Ông Nguyễn Đức Hiển – Giám đốc Công ty cổ phần HRD Global chia sẻ: "Bây giờ công tác tuyển sinh của các ngành nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp hạn chế rất là nhiều, các trường cũng cần phải đổi mới, liên kết, đặc biệt là liên kết quốc tế".
Một số trường đại học cho biết, tuyển sinh vào các ngành học nông lâm nghiệp cũng có xu hướng giảm. Sự suy giảm về số lượng người học không chỉ diễn ra ở đào tạo đại học mà còn cả giáo dục nghề nghiệp. Hệ lụy là hầu hết doanh nghiệp nông lâm nghiệp gặp khó trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực được đào tạo bài bản.

Theo các chuyên gia, việc khó thu hút người học một phần liên quan đến xu hướng thoát ly nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa. Bộ Nông nghiệp cho rằng, đã đến lúc phải xem lại trách nhiệm của cơ quan quản lý ngành cũng như các trường đào tạo, cần thay đổi cái nhìn về ngành nông nghiệp.
Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng nhấn mạnh, muốn nâng tầm nông nghiệp Việt phải bắt đầu từ nguồn nhân lực. Theo đó, lĩnh vực sản xuất này cần được nhận diện là một ngành kinh tế tổng hợp, bao gồm cả các ngành khoa học công nghệ cao. Từ đó định hướng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của xã hội.


Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.
Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.
Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” giai đoạn 2021 - 2024 đã làm việc với Trường THPT chuyên Hà Nội - Amstecdam vào chiều 16/4.
Khi bỏ cấp huyện, nhập các xã, điều kiện tiêu chuẩn của cán bộ xã càng cần được chú trọng. Do đó, sinh viên được đào tạo chính quy tại các trường được xem là nguồn nhân lực dồi dào ở các xã, đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.
Chương trình ôn thi trên truyền hình và trực tuyến của Đài Hà Nội không chỉ mang đến phương pháp học tập, ôn thi hiệu quả cho các em học sinh mà còn giúp các giáo viên trong nghề bồi dưỡng thêm chuyên môn từ chính đồng nghiệp của mình.
Thành phố Hà Nội đang ưu tiên nguồn lực, tích cực khắc phục những khó khăn để đạt được mục tiêu từ 80 - 85% trường học đạt chuẩn quốc gia vào năm 2025.
0