Ngành nhôm Việt ứng phó với việc Mỹ đánh thuế bổ sung

Với mức thuế mà Tổng thống Mỹ đưa ra, thuế với thép vẫn là 25%, trong khi nhôm lại tăng từ 10% lên 25%, dự báo gây khó khăn cho các nhà sản xuất nhôm Việt sắp xuất khẩu vào Mỹ.

Nhiều doanh nghiệp trong ngành cho biết, kim ngạch xuất khẩu của họ vào Mỹ có thể tụt giảm mạnh, đòi hỏi bài toán đa dạng thị trường xuất khẩu.

Trước thực trạng này, Hiệp hội Nhôm Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp trong ngành đều chịu ản hưởng trực tiếp hay gián tiếp.

Ông Vũ Văn Phụ - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Nhôm Việt Nam cho biết: "Chúng tôi đã khuyến cáo các doanh nghiệp chủ động ứng phó với tình huống này, tích cực tìm kiếm nguồn cung ứng, chủ động giảm chi phí sản xuất để bù lại trong giá thành, đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa khách hàng để không phụ thuộc hoàn toàn vào một thị trường".

Số liệu từ Hải quan Mỹ, năm 2024, Việt Nam xuất khẩu khoảng 479 triệu USD nhôm vào Mỹ, tăng 9,5% so với 2023. Trong khi đó, từ 2018, cùng với thép, nhôm đã phải chịu mức thuế 10% khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

Các chuyên gia nhận định: Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội tiếp tục xuất khẩu, do năng lực sản xuất của Mỹ chưa thể đáp ứng ngay nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, biên độ lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ giảm xuống.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cục Quản lý, giám sát Bảo hiểm (Bộ Tài chính) đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm đối với Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam.

Giá vàng trong nước không có nhiều biến động mạnh trong kết phiên cuối tuần (ngày 20/4).

Thị trường vàng thế giới đã chứng kiến một tuần biến động mạnh, sau khi vàng thiết lập mốc kỷ lục giá mới trước khi quay đầu giảm.

Hàng loạt công ty chứng khoán đã công bố báo cáo tài chính với kết quả khá bất ngờ khi ghi nhận lợi nhuận lao dốc dù kết thúc Quý I/2025 chỉ số VN-Index đã tăng cao vượt 1.300 điểm.

Trong tuần tới (21/4 - 27/4) sẽ có 17 ngân hàng tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025. Ngoại trừ SEABank tổ chức ở Hải Phòng và Kienlongbank họp trực tuyến, đa số các ngân hàng lựa chọn tổ chức tại Hà Nội và TP.HCM.

Không phải doanh nghiệp nào cũng dễ dàng tiếp cận vốn từ các tổ chức tín dụng, do khó đáp ứng được các điều kiện liên quan đến tài sản đảm bảo.