Ngành du lịch kỳ vọng bứt phá trong năm 2024

Năm 2024, ngành du lịch kỳ vọng sẽ tiếp tục bứt phá, hướng tới phục hồi hoàn toàn hoạt động như năm 2019. Mục tiêu đặt ra là quyết tâm phấn đấu đón 17-18 triệu lượt khách quốc tế; phục vụ 110 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 840 nghìn tỷ đồng, đưa Việt Nam trở thành quốc gia du lịch phát triển cao trong khu vực.

Năm 2023 là một năm đặc biệt của du lịch Việt Nam khi Quốc hội, Chính phủ và các bộ ngành địa phương đều cố gắng triển khai các hoạt động để phục hồi du lịch Việt Nam sau đại dịch Covid-19 thông qua một loạt các Nghị quyết được ban hành. Theo Tổng cục Thống kê, kết thúc năm 2023, du lịch Việt Nam đã đón 108 triệu lượt khách nội địa vượt 5,8% so với kế hoạch đầu năm. 

"Cộng đồng doanh nghiệp đã có sự quay trở lại, vượt qua được hầu hết khó khăn của ba năm dịch bệnh và có những tín hiệu hết sức lạc quan cho năm 2024. Năm 2023 có thể nói đã tạo được  đà rất tốt, chúng ta đã bắt kịp tốc độ tăng trưởng chung của toàn cầu và khu vực. Riêng Đà Nẵng, chúng tôi đã giới thiệu được nhiều điểm đến góp phần phát triển du lịch miền Trung." - Ông Cao Trí Dũng- Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP. Đà Nẵng chia sẻ.

Tuy đã có sự phục hồi đáng kể trong năm 2023 nhưng bước sang năm 2024, ngành du lịch toàn cầu vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Theo dự báo của Tổ chức Du lịch thế giới và Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới, hoạt động du lịch quốc tế có thể phục hồi hoàn toàn vào cuối năm 2024, ngang bằng với mức đã đạt được của năm 2019. Tuy nhiên mức độ phục hồi không đồng đều ở các khu vực.

Năm 2024 ngành du lịch toàn cầu vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Ông Vũ Thế Bình - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết: "Nguồn khách chúng ta phải làm việc nhiều hơn, xúc tiến nhiều hơn nữa. Về sản phẩm, sau đại dịch Covid-19 nhu cầu của khách thay đổi nên cần tạo ra nhiều sản phẩm hơn nữa, trong đó sản phẩm du lịch, văn hóa cũng sẽ là một trong những sản phẩm trọng tâm."

Các chuyên gia cũng đề xuất một số giải pháp liên quan đến việc đẩy mạnh tăng cường hợp tác với các quốc gia, vùng lãnh thổ, hãng hàng không quốc tế để xúc tiến mở thêm đường bay mới, tăng tần suất những chuyến bay thẳng hiện có giữa địa bàn trọng điểm du lịch của Việt Nam và thành phố cấp 1, cấp 2 của thị trường khách du lịch mục tiêu. Các doanh nghiệp thúc đẩy liên kết hợp tác, tạo môi trường kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh, chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng dịch vụ trong chuỗi giá trị sản phẩm du lịch.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo đoạn clip từ camera nhà dân trên đường Nguyễn An Ninh, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi lại, trong lúc chơi bóng trên vỉa hè, một cháu bé đã vô tình để quả bóng lăn ra lòng đường gây tai nạn nghiêm trọng cho người đi đường.

Tại những thành phố lớn như Hà Nội, lượng phương tiện đông, nên việc các xe tùy tiện "điền vào chỗ trống", đi sai làn đường là điều không hiếm gặp trên đường.

Hàng trăm người dân Đồng Nai đã có mặt tại ga Biên Hòa vào rạng sáng 20/4 để đón chào đoàn tàu đặc biệt chở các chiến sĩ trong đội hình Nghi lễ của Quân đội hành quân từ Bắc vào Nam.

Bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh, cầu thị trong việc khắc phục những sai sót, ngành Đăng kiểm đang từng bước lấy lại niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.

UBND TP Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cầu vượt qua nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6. Với quy mô 4 làn xe, dài gần 900m, cầu vượt thép được xây dựng theo hướng đường Lê Trọng Tấn - đường Văn Khê. Tổng mức đầu tư dự kiến là gần 880 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2026-2028.

Bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, cầu thị trong việc khắc phục những sai sót, ngành đăng kiểm đang từng bước lấy lại niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.