Ngân hàng phải chủ động tăng cường vốn cho kinh tế
Phó Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước cần phải bám sát tình hình thực tế của nền kinh tế và nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp, người dân, rà soát, xem lại các quy định để điều chỉnh, nhằm điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng chủ động, linh hoạt hơn nữa.
Tháng còn lại của năm 2023, lãnh đạo Chính phủ đề nghị Ngân hàng Nhà nước đưa ra giải pháp điều hành tín dụng cho nền kinh tế, hướng dòng vốn vào các lĩnh vực ưu tiên.
Tính đến ngày 23/11, tăng trưởng tín dụng năm 2023 mới đạt khoảng 8,4%, còn cách xa so với mục tiêu đặt ra là 14,5%.
Theo đó dư địa còn lại của toàn hệ thống còn rất lớn, khoảng 6,2%, tương đương khoảng 735 nghìn tỷ đồng để cấp cho nền kinh tế.
Liên quan đến điều hành tín dụng, theo yêu cầu của Phó thủ tướng Lê Minh Khái, Thanh tra Chính phủ sẽ thanh tra việc quản lý, giám sát tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước trong 2 năm 2022 và 2023.
Sau đó, Thanh tra Chính phủ báo cáo Thủ tướng về việc triển khai trong tháng 12/2023 và báo cáo kết quả vào tháng 1 năm sau.


Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có văn bản gửi các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng, dầu, thương nhân phân phối xăng, dầu, các tổng đại lý về việc ứng dụng số hoá và sử dụng hoá đơn điện tử.
Chính phủ Hàn Quốc vừa đề xuất ngân sách bổ sung 12.200 tỷ won (gần 8,6 tỷ USD) nhằm bình ổn giá cả và hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt.
Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, qua đó hướng đến gỡ nút thắt nợ xấu.
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sáng 19/4 đã tổ chức Hội thảo “Thuế đối ứng của Hoa Kỳ và ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam”.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã công bố biểu phí đối với các tàu do Trung Quốc đóng cập cảng Mỹ từ ngày 17/4.
Mùa hè là thời điểm giải nhiệt tăng mạnh, khiến thị trường đồ uống bắt đầu sôi động hơn.
0