Ngăn chặn tội phạm lừa đảo trên không gian mạng

Hiện nay, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng đang có chiều hướng gia tăng. Bị hại trong các vụ việc này không chỉ là những người ít hiểu biết pháp luật, không rành công nghệ mà còn là những người đã và đang làm trong cơ quan, tổ chức của Nhà nước, đang kinh doanh, am hiểu công nghệ thông tin.

Sau khi truy cập được vào tài khoản Facebook bạn thân của Đặng Thị Loan, đối tượng lừa đảo đã thu thập thông tin cá nhân, hình ảnh, video có giọng nói được đăng tải công khai, rồi sử dụng công nghệ Deepfake AI tạo sẵn những video khó phân biệt thật giả để lừa chị chuyển khoản.

Bà Đặng Thị Loan, phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông cho biết: “Hôm đó, chị bạn gọi điện cho tôi qua Facebook, không hiểu chúng cắt ghép kiểu gì mà hình ảnh đúng như chị bạn tôi. Sau đó, chúng bảo ở đây sóng yếu và liền tắt máy rồi nhắn tin cho tôi là cần vay gấp 50 triệu đồng. Tôi thắc mắc và gọi điện lại cho bạn tôi qua số điện thoại thì bạn tôi bảo không hề gọi điện cho tôi. Lúc đó, tôi mới biết đây là bọn lừa đảo.”

Bên cạnh công nghệ Deepfake AI, các đối tượng còn sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi để chiếm đoạt tài sản của người dân qua không gian mạng.

Các đối tượng sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi để chiếm đoạt tài sản của người dân qua không gian mạng.

Công an hai nước Việt - Lào vừa triệt phá thành công tổ chức tội phạm hoạt động mua bán người, lừa đảo qua mạng với quy mô đặc biệt lớn, bắt 155 đối tượng người Việt Nam đang hoạt động tại khu Tam giác Vàng (tỉnh Bokeo, Lào).

Cụ thể, các đối tượng sử dụng Facebook ảo, mạo danh là doanh nhân thành đạt, thường xuyên đăng tải các hình ảnh ăn chơi, du lịch để kết bạn, làm quen, tạo dựng mối quan hệ tình cảm với những người phụ nữ có điều kiện về kinh tế hoặc có nhiều mối quan hệ xã hội, sau đó lôi kéo, rủ rê họ đầu tư kinh doanh trên mạng thông qua các ứng dụng (hoặc trang website) như kinh doanh khách sạn “ảo” có tên OYO để hưởng phần trăm hoa hồng cao, lợi nhuận.

Thời gian đầu hoạt động này mang đến cho các bị hại những khoản lợi nhuận rất tốt, nhưng khi bị hại đầu tư vào với số tiền ngày càng nhiều hơn, đến lúc không thể đầu tư thêm thì các đối tượng sẽ cắt liên lạc, chiếm đoạt tiền của bị hại. Với phương thức trên, chỉ trong hai năm hoạt động, tổ chức tội phạm quốc tế này đã lừa đảo hàng chục nghìn bị hại, chiếm đoạt hàng trăm tđồng.

Công an hai nước Việt - Lào đã triệt phá thành công tổ chức tội phạm hoạt động mua bán người, lừa đảo qua mạng với quy mô đặc biệt lớn, bắt 155 đối tượng người Việt Nam đang hoạt động tại khu Tam giác Vàng (tỉnh Bokeo, Lào).

Trung tá Nguyễn Minh Hoàn -  Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố Hà Nội chia sẻ: “Người dân tuyệt đối không chia sẻ các thông tin cá nhân, các thông tin về tài khoản lên không gian mạng hoặc cho những người lạ, người mới tiếp xúc. Người dân nên thường xuyên tăng cường tính bảo mật đối với tài khoản mạng xã hội của cá nhân mình”.

Cơ quan chức năng xác định, thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo ngày càng tinh vi trong thời kỳ công nghệ số. Do đó, việc chủ động cập nhật kỹ thuật cao vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm là yêu cầu cấp bách. Đồng thời người dân cũng cần nâng cao cảnh giác, tham gia công tác tố giác tội phạm để kịp thời đấu tranh, triệt phá các ổ nhóm tội phạm phức tạp gây nguy hại cho xã hội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Một đám cháy lớn đã xảy ra trên đường 70 đoạn qua địa phận phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm vào khoảng 13h trưa 19/4.

Chỉ sau chưa đầy 24 giờ gây án, toàn bộ nhóm đối tượng liên quan trong vụ án buôn bán ma túy đặc biệt nghiêm trọng ở Quảng Ninh đã bị tóm gọn. Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, gây rúng động dư luận bởi sự liều lĩnh, manh động và hung ác. Đối tượng cuối cùng trong ổ nhóm là Bùi Đình Khánh đã bị Công an tỉnh Thanh Hoá bắt gọn khi đang trên đường lẩn trốn.

Đồn Biên phòng Si Pha Phìn phối hợp với các phòng chức năng thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên phát hiện, bắt giữ một đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy, tang vật thu 15gram thuốc phiện.

Sở Công Thương Hà Nội ngày 19/4 đã thông tin về vụ sữa giả và trách nhiệm của ngành công thương Thủ đô.

Qua việc kiểm tra 28 mẫu sữa, cơ quan chức năng đã phát hiện ba mẫu không đạt yêu cầu về chất lượng và đã chuyển hồ sơ sang cơ quan Cảnh sát điều tra.

Cục Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế ngày 19/4 đã có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh về việc xác minh, xử lý vụ việc trẻ em bị bạo lực.