Nga không dễ bị cô lập

Cùng với các lệnh trừng phạt với mục đích bóp nghẹt kinh tế Nga, phương Tây cũng không ngừng các nỗ lực nhằm cô lập Nga về mặt ngoại giao. Tuy nhiên, trong một thế giới đa cực, những nỗ lực ấy là không hề dễ dàng. Nga vẫn không ngừng củng cố quan hệ với các nước đồng minh, đối tác, đồng thời mở rộng ảnh hưởng của mình trên thế giới.

Sau khi phương Tây áp đặt một loạt đòn trừng phạt nghiêm khắc nhất trong lịch sử hiện đại lên Nga vì cuộc chiến ở Ukraine, Nga đã xoay trục sang châu Á, đặc biệt là với Trung Quốc. Theo báo cáo mới của Tổ chức phi chính phủ Free Russia Foundation (Mỹ), quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Nga đã bùng nổ vào năm ngoái, trở thành “phao cứu sinh” cho nền kinh tế đang gặp khó khăn của Nga và cho thấy giới hạn của các biện pháp trừng phạt của phương Tây. 

Kim ngạch thương mại giữa Nga và Trung Quốc trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 9 năm ngoái đã tăng khoảng 27 tỉ USD so với cùng kỳ năm 2021, lên mức 99 tỉ USD. Phần lớn mức tăng trưởng đó là do Nga tăng doanh số bán dầu thô. Khi các nước phương Tây hạn chế mua các sản phẩm năng lượng của Nga, Moscow đã bắt đầu chuyển sang bán cho Trung Quốc và các thị trường khác như Ấn Độ hay Thổ Nhĩ Kỳ. Mặt khác, Nga cũng ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào hàng hóa của Trung Quốc. Trong giai đoạn trên, khoảng 36% lượng hàng nhập khẩu của Nga là từ Trung Quốc, tăng mạnh so với mức chỉ 21% trong cùng kỳ năm 2021.

Tại cuộc họp báo thường niên mới đây để tổng kết công tác ngoại giao Nga năm 2022, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định: quan hệ giữa Moscow và Bắc Kinh chưa bao giờ mạnh mẽ hơn thế. “Mối quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc đang ở mức tốt nhất trong lịch sử. Điều này đã được các nhà lãnh đạo của chúng tôi khẳng định", ông nói.

Về phần mình, Trung Quốc cũng khẳng định sẵn sàng tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược với Nga. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết: “Trong năm 2023, Trung Quốc sẵn sàng tăng cường liên lạc chiến lược và hợp tác thiết thực với Nga. Hai nước có thể đóng góp nhiều hơn nữa vào việc thúc đẩy dân chủ hóa các quan hệ quốc tế, xây dựng một trật tự quốc tế công bằng và bình đẳng hơn, thúc đẩy xây dựng một cộng đồng với tương lai chung cho toàn nhân loại”.

Ngoài Trung Quốc, Nga còn duy trì mối quan hệ với nhiều đối tác khác. Trong năm 2022, Ấn Độ là một trong những quốc gia không đồng ý “chơi theo luật” của phương Tây, không ủng hộ nỗ lực cô lập Nga; các cuộc tập trận chung liên tục diễn ra giữa Nga và Belarus, chuyến thăm mới đây của Chủ tịch Duma Quốc gia (tức Hạ viện) Nga Vyacheslav Volodin tới Iran, hay chuyến công du tới 4 quốc gia châu Phi trong tháng 1 vừa qua của Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov là những minh chứng rõ ràng nhất cho thấy không có lý do gì để các quốc gia đối tác của Nga phải từ bỏ những lợi ích mang lại từ mối quan hệ với một cường quốc, nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới, cũng như không dễ gì để phương Tây có thể cô lập Nga. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giới chức Ấn Độ cho biết ít nhất 11 người đã thiệt mạng trong vụ sập một tòa chung cư ở vùng ngoại ô Thủ đô New Delhi, vào sáng sớm 19/4 theo giờ địa phương.

Vòng đàm phán cấp cao thứ hai giữa Mỹ và Iran về chương trình hạt nhân của Tehran đã kết thúc tại Rome, Italy, với tín hiệu tích cực nhưng thận trọng.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết đã chỉ thị quân đội gia tăng sức ép lên Hamas, sau khi lực lượng này từ chối đề xuất ngừng bắn tạm thời của Israel và yêu cầu một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh để đổi lấy con tin.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 19/4 thông báo, Moscow và Kiev đã tiến hành một cuộc trao đổi tù binh quy mô lớn, trong đó mỗi bên trao trả 246 người bị bắt giữ.

Đáp lại đề xuất ngừng bắn của phía Nga, Tổng thống Ukraine Zelensky tỏ ý sẵn sàng gia hạn lệnh ngừng bắn sau thời hạn này.

Từ một người làm nông tay ngang, chị Sophy Musabeni đã trở thành một trong những nữ nông dân tiêu biểu của đất nước, nổi bật với mô hình sản xuất rau củ đạt nhiều giải thưởng uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp.