Nga định mở trung tâm phân phối khí đốt ở Malaysia
Trong một cuộc phỏng vấn với báo Izvestia, Bộ trưởng Năng lượng Nga Sergei Tsivilev cho biết, Liên bang Nga đã đề xuất với Malaysia không chỉ về việc cung cấp năng lượng, mà còn hỗ trợ xây dựng hạ tầng khí đốt nhằm phát triển một trung tâm phân phối khí tại quốc gia Đông Nam Á này. Đề xuất này được kỳ vọng sẽ mở rộng khả năng tiêu thụ LNG của Nga trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu đối với nguồn năng lượng này đang gia tăng. Được biết, nhà máy Arctic LNG-2 của Nga đã chính thức đưa vào vận hành dây chuyền sản xuất thứ hai, góp phần tăng cường nguồn cung.

Quan hệ hợp tác năng lượng giữa Moscow và Kuala Lumpur đang bước vào giai đoạn mới với tiềm năng lớn. Theo Đại sứ quán Nga tại Kuala Lumpur, hiện đã có các cuộc thảo luận nghiêm túc giữa doanh nghiệp hai nước về việc nhập khẩu năng lượng Nga, đặc biệt là LNG. “Theo thông tin mà Đại sứ quán Nga nắm được, các cuộc trao đổi về nguồn cung năng lượng của Nga, bao gồm LNG, thực sự đang diễn ra giữa các công ty Nga và Malaysia”, phái đoàn ngoại giao xác nhận.
Họ cũng nhấn mạnh rằng, các cuộc thảo luận và chi tiết liên quan đến doanh nghiệp hiện chưa được tiết lộ vì lý do thương mại. Phía Nga đã bắt đầu cân nhắc việc cung cấp LNG cho các đối tác Malaysia từ cách đây một năm. Vào tháng 5 năm ngoái, ông Dmitry Vakhrukov, Phó Cục trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Liên bang Nga từng cho biết, Moscow cũng sẵn sàng xem xét việc cung cấp amoniac và hydro ít carbon.
Trong khi đó, Malaysia hiện là một trong những nước xuất khẩu LNG hàng đầu thế giới. Theo số liệu năm 2024, Malaysia đứng thứ 5 với sản lượng đạt 27,8 triệu tấn, chỉ xếp sau Nga (33,3 triệu tấn). Ba vị trí dẫn đầu lần lượt thuộc về Mỹ (88,9 triệu tấn), Australia (79,6 triệu tấn) và Qatar (79,2 triệu tấn). Điều này cho thấy còn nhiều cơ hội để hai nước hợp tác sâu rộng hơn trong lĩnh vực năng lượng khí. Đặc biệt, hai bên có thể phối hợp phát triển hạ tầng khí đốt, điều mà Nga đã chủ động đề xuất.
“Chúng tôi không chỉ đề xuất cung cấp LNG, mà còn mong muốn cùng Malaysia phát triển toàn bộ hạ tầng khí, bao gồm cả việc xây dựng một trung tâm phân phối khí tại nước này để phục vụ các thị trường khác. Đề xuất của chúng tôi bao gồm cả việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng tiếp nhận, các đường ống, kho lưu trữ khí, tức toàn bộ chuỗi hạ tầng phục vụ thị trường khí. Chúng tôi có công nghệ và kinh nghiệm để thực hiện điều đó”, Bộ trưởng Năng lượng Nga Sergey Tsivilev chia sẻ với Izvestia.


Giới lãnh đạo Iran đồng loạt chỉ trích lập trường của Mỹ về chương trình làm giàu Urani, đồng thời cảnh báo nguy cơ đổ vỡ của các cuộc đàm phán gián tiếp giữa hai bên.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm tỉnh Kursk lần đầu tiên kể từ khi Moscow tuyên bố giành lại hoàn toàn quyền kiểm soát khu vực này, sau cuộc đột kích bất ngờ của lực lượng Ukraine năm 2024.
Vương quốc Anh đã đình chỉ các cuộc đàm phán thương mại tự do với Israel vào ngày 20/5, đồng thời áp đặt lệnh trừng phạt đối với một số cá nhân và thực thể ủng hộ bạo lực chống lại cộng đồng người Palestine.
Một ủy ban đặc biệt của Mỹ sẽ xem xét lại quá trình rút quân đầy hỗn loạn của nước này khỏi Afghanistan vào tháng 8/2021.
Israel đang chuẩn bị tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran, ngay cả khi chính quyền Tổng thống Donald Trump đang theo đuổi một thỏa thuận ngoại giao với Tehran.
Đại sứ Ai Cập tại Nga, ông Nazih Elnaggari cho biết, Cairo đang theo dõi sát sao sự phát triển của tuyến hàng hải Bắc Cực và không coi đó là mối quan ngại đối với kênh đào Suez.
0