Nga đã nhận diện được kẻ đặt hàng khủng bố ở Moscow?
Tại cuộc họp về các biện pháp được thực hiện sau vụ tấn công khủng bố ở Moscow, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng vụ tấn công khủng bố vào Crocus City Hall ở Krasnogorsk là do những kẻ Hồi giáo cực đoan thực hiện.

Ông khẳng định: “Chúng tôi biết tội ác được thực hiện bởi bàn tay của những người Hồi giáo cực đoan, những người có hệ tư tưởng mà chính thế giới Hồi giáo đã đấu tranh trong nhiều thế kỷ”.
Chúng tôi cũng thấy Hoa Kỳ đang thông qua nhiều kênh khác nhau cố gắng thuyết phục các đồng minh của mình và các quốc gia khác trên thế giới rằng theo thông tin tình báo của họ, Kiev không liên quan tới vụ tấn công khủng bố ở Moscow, rằng vụ tấn công khủng bố đẫm máu được thực hiện bởi những người theo đạo Hồi, thành viên của tổ chức IS bị cấm ở Nga. Chúng tôi biết ai đã gây ra hành động tàn bạo này đối với nước Nga và người dân. Và chúng tôi đang quan tâm đến việc nhận diện kẻ đặt hàng là ai.
Tổng thống Nga Vladimir Putin
Ông Putin nói Nga không chỉ phải đối mặt với một cuộc tấn công khủng bố được lên kế hoạch cẩn thận mà còn phải đối mặt với vụ sát hại dân thường hàng loạt được chuẩn bị kỹ lưỡng, chuyên nghiệp và có tổ chức.

Tổng thống nhấn mạnh tất cả thủ phạm, người tổ chức và kẻ đặt hàng gây ra tội ác này đều phải chịu sự trừng phạt. Ông cũng cho rằng dù đất nước đang trong những thời điểm khó khăn, nước Nga vẫn đang có những tấm gương về sự đoàn kết, gắn bó và hỗ trợ lẫn nhau.

“Tôi biết trong số những người hiện đang gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân có những người thuộc các quốc tịch khác nhau, từ mọi vùng miền trên đất nước chúng ta, ở mọi lứa tuổi, bao gồm cả trẻ em, học sinh và sinh viên. Những kẻ lên kế hoạch cho cuộc tấn công khủng bố này hy vọng sẽ gieo rắc sự hoảng loạn và bất hòa trong xã hội chúng ta, nhưng họ nhận được sự đoàn kết và quyết tâm chống lại cái ác”, ông Putin nói.
Ấn Độ và Pakistan ngày 10/5 đã bất ngờ đồng ý ngừng bắn, vào thời điểm các cuộc tấn công “ăn miếng trả miếng” giữa hai bên đang leo thang đến mức nguy hiểm.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/5 đã chính thức đề xuất Ukraine nối lại các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào ngày 15/5, không kèm theo bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.
Tờ New York Times đưa tin, Mỹ đã phê duyệt chuyển giao 100 tên lửa phòng không Patriot và 125 tên lửa pháo binh tầm xa từ kho dự trữ của Đức sang Ukraine.
Mỹ và Iran sẽ tiến hành vòng đàm phán thứ tư liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra tại Oman và do các nhà ngoại giao Oman làm trung gian.
Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif ngày 10/5 tuyên bố nước này chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn với Ấn Độ, đồng thời bày tỏ hy vọng các vấn đề còn tồn đọng giữa hai quốc gia, bao gồm tranh chấp Kashmir sẽ được giải quyết thông qua đối thoại hoà bình.
Phản ứng trước đề xuất đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine do Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng đây có thể là “một ngày tuyệt vời nhất đối với Nga và Ukraine”, đồng thời cam kết “tiếp tục làm việc với cả hai bên để đảm bảo cuộc đàm phán diễn ra”.
0