Nga công bố những định hướng bảo đảm chủ quyền kinh tế

Tại phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã công bố những định hướng bảo đảm chủ quyền kinh tế đất nước.

Trong bài phát biểu kéo dài hơn 1 giờ trước toàn thể khách mời, trong đó có một số nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo chính phủ, lãnh đạo khối kinh tế, đại diện doanh nghiệp lớn của Nga và nước ngoài, Tổng thống Putin cho biết, nước này đặt mục tiêu trở thành một trong 4 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Theo một số dữ liệu, bao gồm đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), vào tuần trước cơ quan này đã xếp Nga ở vị trí thứ 4, trên Nhật Bản, về sức mua tương đương.

Hướng tới các nhà đầu tư, và lãnh đạo khối kinh tế, Tổng thống Nga công bố những kế hoạch phát triển vượt bậc của Nga, trong đó có nhiệm vụ lọt vào top 10 các nước về hàm lượng khoa học và sáng chế - thiết kế  trong 6 năm tới, tiến hành cách mạng nền tảng kỹ thuật số, tăng năng suất lao động, cải thiện chất lượng thị trường lao động, tiêu chuẩn hoá đầu tư ở toàn liên bang, cải thiện hệ thống thuế.

Về thương mại quốc tế, Tổng thống Putin khẳng định, bất chấp mọi trở ngại và lệnh trừng phạt, Nga vẫn là một trong những nước tham gia chính vào thương mại thế giới. Các quốc gia thân thiện với Nga ngày nay đã chiếm 3/4 kim ngạch thương mại của nước này. Nga cũng tiếp tục hợp tác hiệu quả với các đối tác trong Liên minh kinh tế Á - Âu.

Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg diễn ra từ ngày 5-8/6. Năm nay, diễn đàn thu hút 12.000 đại biểu tham dự, đại diện cho hơn 100 nước. Hiện chưa có con số thống kê về tổng giá trị các thoả thuận được ký kết tại diễn đàn, song thành phố chủ nhà St. Petersburg tuyên bố đã ký kết được các hợp đồng trị giá 1.200 tỷ ruble (13,5 tỷ USD).

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ trưởng Tư pháp Thái Lan cho biết đã bắt giữ 4 nghi phạm thuộc công ty xây dựng chịu trách nhiệm thi công tòa nhà chọc trời bị sập ở Bangkok trong trận động đất hôm 28/3.

Israel đang xem xét khả năng tiến hành một “cuộc tấn công có giới hạn” nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, bất chấp việc Washington từ chối ủng hộ hành động quân sự này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.

Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.

Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.