Nepal đã thành công bảo tồn loài hổ

Cuộc khảo sát về hổ và con mồi quốc gia của Nepal năm 2022 cho thấy hiện có 355 con hổ hoang dã ở nước này, trong phạm vi hơn 12% diện tích đất nước (khoảng 18.928 km vuông), tăng 190% kể từ năm 2009.
Ginette Henley, Phó chủ tịch cấp cao về bảo tồn động vật hoang dã tại World Wildlife Fund-US cho biết: “Loài hổ ở Nepal và khoảng 10 quốc gia châu Á khác đang suy giảm liên tục vì hai lý do chính: Thứ nhất là săn trộm vì buôn bán động vật bất hợp pháp, thứ hai là chúng bị mất môi trường sống tự nhiên."
Sau khi được nhận định được nguy cơ tuyệt chủng của loài hổ vào năm 2010, Chính phủ các nước có hổ sau đó đặt mục tiêu tăng gấp đôi số lượng hổ hoang dã vào năm 2022 tại hội nghị thượng đỉnh quốc tế St. Petersburg về bảo tồn hổ. Mới đây, Nepal là quốc gia đầu tiên công bố số lượng hổ cập nhật vào năm 2022.
Bà Henley cho biết Nepal "thực sự nổi bật với tư cách là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực bảo tồn, đặc biệt là đối với loài hổ" bởi sự hỗ trợ ở cấp cao nhất của chính phủ trong việc bảo tồn này. Điều đó đã làm cho việc bảo tồn môi trường sống tự nhiên của chúng thực sự có hiệu quả, loài hổ được chăm sóc và bảo vệ trong các công viên quốc gia, khu bảo tồn động vật hoang dã.
Theo bà Henley, một trong những thế mạnh bảo tồn chính của Nepal là tập trung vào các hành lang bảo tồn động vật hoang dã, vốn là những con đường trong rừng giúp kết nối các khu vực sinh sống của hổ vốn đã bị chia cắt.
Bà Henley cũng cho biết, yếu tố quan trọng khác trong sự gia tăng trở lại về số lượng hổ ở Nepal là sự tham gia của cộng đồng vào các dự án bảo tồn, bao gồm trồng rừng cùng các hoạt động nuôi dưỡng hổ. Bên cạnh đó, khi các quần thể hổ đã phục hồi, những vườn quốc gia bảo vệ hổ đã trở thành điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng, từ đó có được nguồn thu, cũng như thúc đẩy ý thức đầu tư của cộng đồng vào các dự án bảo tồn.
Hơn thế, một nỗ lực được cho là quan trọng khác trong việc phục hồi quần thể hổ chính là tìm cách để con người và hổ cùng tồn tại một cách an toàn.
Tuy nhiên, trong khi Nepal ghi dấu ấn với một câu chuyện thành công về “sự hồi sinh” của loài hổ, thì bà Henley cũng chỉ ra rằng vẫn còn nhiều quốc gia mà loài hổ đang ở trong "cuộc khủng hoảng", bởi hổ đã tuyệt chủng ở Việt Nam, Campuchia và Lào từ năm 2000. Điều này buộc chúng ta phải xem xét các yếu tố đã dẫn đến thành công ở Nepal để cố gắng nhân rộng chúng trong công cuộc bảo tồn loài hổ nói riêng, cùng các tài nguyên thiên nhiên nói chung.


Bộ trưởng Tư pháp Thái Lan cho biết đã bắt giữ 4 nghi phạm thuộc công ty xây dựng chịu trách nhiệm thi công tòa nhà chọc trời bị sập ở Bangkok trong trận động đất hôm 28/3.
Israel đang xem xét khả năng tiến hành một “cuộc tấn công có giới hạn” nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, bất chấp việc Washington từ chối ủng hộ hành động quân sự này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.
Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.
Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.
0